Bệnh thủy đậu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể lây lan nhanh và bùng phát thành dịch lớn vào mùa xuân. Vì thế, các bạn cần phải hết sức cẩn trọng.


Dưới đây là dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh thủy đậu, các bạn hãy cùng tham khảo để phòng ngừa và điều trị kịp thời nhé.

1. Bệnh thủy đậu là gì?

Bệnh thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở da do virus Varicella Zoster (VZV) gây ra. Biểu hiện ban đầu của bệnh là nổi các nốt mụn nước trên da và niêm mạc, cơ thể có thể sốt cao, người suy nhược, mệt mỏi.

Bệnh có tốc độ lây lan khá nhanh, truyền nhiễm trực tiếp từ người này sang người khác và có thể bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát và chữa trị kịp thời.

Bệnh thủy đậu có thể khỏi hoàn toàn sau 1 – 2 tuần nếu được điều trị và chăm sóc chu đáo. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, chúng có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi, viêm não, viêm màng não.

bệnh thủy đậu, bệnh thủy đậu là gì, bệnh thủy đậu có lây không, bệnh thủy đậu kiêng gì, bệnh thủy đậu có được tắm không, bệnh thủy đậu ở trẻ, bệnh thủy đậu ở trẻ em, bệnh thủy đậu tiếng anh là gì, bệnh thủy đậu có nguy hiểm không, bệnh thủy đậu tắm lá gì

Thủy đậu là là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở da do virus Varicella Zoster (VZV) gây ra

2. Nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu

Virus Varicella Zoster chính là “thủ phạm” gây ra bệnh thủy đậu và chúng lây lan chủ yếu qua đường hô hấp. Vì vậy, đa số trường hợp mắc bệnh thủy đậu đều do tiếp xúc với người bị thủy đậu thông qua không khí như hít phải nước bọt của người bị thủy đậu khi ho, hắt xì hoặc tiếp xúc với chất dịch bên trong mụn nước.

Ngoài ra, việc dùng chung các vật dụng cá nhân như: quần áo, khăn mặt, bàn chải đánh răng hay ăn chung với người bị thủy đậu cũng là nguyên nhân gây ra bệnh.

3. Dấu hiện nhận biết bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu phát triển qua 4 giai đoạn. Mỗi giai đoạn có các biểu hiện nhận biết sau:

Thời gian ủ bệnh (từ lúc nhiễm virus cho đến khi phát bệnh)

Giai đoạn này kéo dài từ 10 – 20 ngày, người bệnh không xuất hiện các biểu hiện lâm sàng cụ thể nên rất khó nhận ra.

Thời kỳ khởi phát

Người bệnh bắt đầu sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu và phát ban đỏ trong vòng từ 24 – 48 giờ. Một số trường hợp còn có thể bị viêm họng, nổi hạch sau tai. Các dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu ở giai đoạn này rất dễ nhầm lẫn với bệnh cảm cúm thông thường. Vì thế, bạn nên thăm khám càng sớm càng tốt.

Thời kỳ toàn phát

Giai đoạn này, người bệnh bị sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn ói, chán ăn. Ban đỏ có thể chuyển thành mụn nước hình tròn, đường kính 1 – 3mm, chứa chất dịch bên trong.

Mụn nước xuất hiện toàn thân, nhất là ở tay, chân, lưng, mặt,…gây ra nhiều khó chịu, phiền toái cho người bệnh.

Thời kỳ hồi phục

Sau 7 – 10 ngày phát bệnh, nếu không có biến chứng hay nhiễm trùng, các mụn nước sẽ vỡ ra, khô lại, bong vảy và dần hồi phục lại.

Thời gian hồi phục kéo dài từ 3 – 4 ngày, vị trí da bị nổi mụn nước sau khi bong vảy sẽ thâm sạn. Vì thế, ở giai đoạn này, người bệnh nên sử dụng một số loại thuốc bôi da để hạn chế để lại sẹo thâm trên da.

bệnh thủy đậu, bệnh thủy đậu là gì, bệnh thủy đậu có lây không, bệnh thủy đậu kiêng gì, bệnh thủy đậu có được tắm không, bệnh thủy đậu ở trẻ, bệnh thủy đậu ở trẻ em, bệnh thủy đậu tiếng anh là gì, bệnh thủy đậu có nguy hiểm không, bệnh thủy đậu tắm lá gì

Bệnh thủy đậu phát triển qua 4 giai đoạn: ủ bệnh - khởi phát - toàn phát - hồi phục

4. Bệnh thủy đậu có nguy hiểm không?

Tuy là bệnh lành tính nhưng thủy đậu vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Cụ thể các biến chứng có thể xảy ra là:

  • Nhiễm trùng, bội nhiễm thứ phát các nốt mụn nước: Đây là hiện tượng hay gặp nhất ở trẻ vì do trẻ cào gãi nên mụn nước vỡ ra, trầy xước dẫn đến nhiễm trùng, tạo mủ, lở loét.
  • Viêm não, viêm màng não: Biến chứng này xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Chúng thường xuất hiện sau khi nổi mụn nước 1 tuần. Và nếu không được chữa trị kịp thời, chúng còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Viêm phổi thủy đậu: Thường xảy ra ở người lớn, ở ngày thứ 3 – 5, người bệnh có thể bị ho nhiều, ho ra máu, đau tức vùng ngực, khó thở.
  • Viêm cầu thận cấp: Bệnh thủy đậu diễn biến nặng sẽ gây ảnh hưởng đến thận, viêm cầu thận cấp với các dấu hiệu như: tiểu ra máu, suy thận.
  • Viêm gan: Biến chứng này hiếm xảy ra hơn và không có biểu hiện rõ ràng.
  • Bệnh zona thần kinh: Sau khi khỏi bệnh, virus Varicella Zoster (VZV) vẫn tồn tại ở rễ dây thần kinh. Khi thần kinh suy yếu, virus tái hoạt động, gây bệnh zona thần kinh.

5. Cách điều trị bệnh thủy đậu

Để bệnh thủy đậu nhanh khỏi hơn, không để lại sẹo, người bệnh cần phải kết hợp các biện pháp chăm sóc tại nhà với cách điều trị bằng thuốc như sau:

Cách chăm sóc tại nhà

  • Hạn chế cho người bệnh tiếp xúc với người khác cũng như tránh đến các nơi công cộng, đông đúc.
  • Lựa chọn quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt để tránh làm bong vỡ các mụn nước.
  • Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh ra gió vì lúc này cơ thể còn yếu rất dễ bị nhiễm lạnh, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Sử dụng đồ dùng cá nhân như: khăn mặt, ly, chén muỗng, đũa riêng.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể bằng các dung dịch sát khuẩn, sử dụng nước ấm để tắm rửa nhẹ nhàng, không nên dùng nước lạnh hoặc nước quá nóng.
  • Khi có dấu hiệu của những biến chứng do thủy đậu gây ra cần phải đưa người bệnh đến bệnh viện, cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
  • Chủ động cách lý để tránh lây truyền bệnh cho người khác.

Điều trị bằng thuốc

  • Vết các nốt đỏ trên cơ thể, bạn có thể sử dụng dung dịch thuốc tím để bôi lên các nốt mụn, ngăn ngừa hình thành sẹo về sau. Khi mụn nước vỡ thì dung dịch xanh Methylen bôi lên.
  • Lưu ý: Không được sử dụng vôi mỡ Tetaxilin, mỡ penixilin, thuốc đỏ bôi lên da. Khi nốt mụn đóng vảy, người bệnh nên sử dụng kem trị dị ứng, các loại thuốc bôi trị ngứa. Trường hợp trẻ em dưới 6 tháng tuổi không nên sử dụng kem trị ngứa có chứa Phenol.
  • Nếu người bệnh sốt cao, có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt thông thường nhưng phỉ tuân theo sự chỉ định của bác sĩ.

bệnh thủy đậu, bệnh thủy đậu là gì, bệnh thủy đậu có lây không, bệnh thủy đậu kiêng gì, bệnh thủy đậu có được tắm không, bệnh thủy đậu ở trẻ, bệnh thủy đậu ở trẻ em, bệnh thủy đậu tiếng anh là gì, bệnh thủy đậu có nguy hiểm không, bệnh thủy đậu tắm lá gì

Khi các nốt mụn nước của bệnh thủy đậu vỡ, bạn có thể dung dịch xanh Methylen để bôi lên da

6. Người bị thủy đậu nên và không nên ăn gì?

Thực phẩm nên ăn

  • Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, vitamin và khoáng chất có trong bữa ăn hàng ngày.
  • Bổ sung thêm các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin và khoáng chất trong các bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt là các loại rau củ dồi dào vitamin A, vitamin C, bio-flavonoid như: dưa chuột, cà rốt, bông cải,…
  • Thực phẩm giàu kẽm, canxi, magie như ngũ cốc nguyên hạt, lúa mì, nấm, rau chân vịt, các loại hạt, yến mạch, hạt bí ngô, socola đen,…
  • Nên ăn có món thanh đạm, thức ăn dạng lỏng, mềm để dễ tiêu hóa hơn như: súp, cháo,…
  • Uống đủ nước mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm các loại nước ép trái cây để tăng cường hệ miễn dịch.

Thực phẩm không nên ăn

  • Không nên ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng như: ớt, gừng, tiêu, hành tây, tỏi,…hoặc những loại đồ ăn quá mặn gây nhiệt miệng, đau họng.
  • Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như: thịt, sản phẩm từ sữa như: bơ, phô mai,…
  • Các loại thịt có tính nóng như: thịt gà, thịt chó làm tăng nguy cơ bị bội nhiễm.
  • Hải sản chứa nhiều histamine gây dị ứng, ngứa.
  • Các món ăn từ gạo nếp như: xôi, bánh chưng,…
  • Thực phẩm có hàm lượng arginine cao như: đậu phộng, nho khô, các loại hạt.
  • Nhục quế là thực phẩm kỵ nhất với người bị thủy đậu. Bởi nhục quế có tính đại nhiệt, ôn nhiệt, tổn hại âm chất, dễ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

bệnh thủy đậu, bệnh thủy đậu là gì, bệnh thủy đậu có lây không, bệnh thủy đậu kiêng gì, bệnh thủy đậu có được tắm không, bệnh thủy đậu ở trẻ, bệnh thủy đậu ở trẻ em, bệnh thủy đậu tiếng anh là gì, bệnh thủy đậu có nguy hiểm không, bệnh thủy đậu tắm lá gì

Người bị thủy đậu không nên ăn các thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ

7. Cách phòng tránh bệnh thủy đậu

Hiện nay, tiêm phòng vaccine thủy đậu là cách phòng tránh lây nhiễm bệnh hiệu quả và lâu dài nhất hiện nay. Đối với trẻ em, việc tiêm ngừa thủy đậu càng quan trọng và cần thiết hơn.

Lịch tiêm mũi vaccine thủy đậu như sau:

Mũi 1: Tiêm khi trẻ trên 12 tháng.

Mũi 2:

  • Từ 1 – 3 tuổi: Tiêm cách mũi 1 ít nhất 3 tháng.
  • Từ 13 tuổi trở lên: Tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.

Trên đây là nguyên nhân và cách điều trị bệnh thủy đậu. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn biết cách phòng chống và điều trị bệnh thủy đậu tốt hơn, tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Vote :

Bình luận



Bài viết liên quan

Hiện không có bài viết nào liên quan