Dị ứng thời tiết: Nguyên nhân, cách phòng chống và chữa trị

Dị ứng thời tiết: Nguyên nhân, cách phòng chống và chữa trị

Dị ứng thời tiết là bệnh da liễu thường gặp ở mọi đối tượng từ trẻ em cho tới người lớn. Cần phát hiện và chữa dị ứng thời tiết kịp thời để không ảnh hưởng sức khỏe


Dị ứng thời tiết và dị ứng cơ địa thuộc hai loại bệnh lý khác nhau với cơ chế hình thành bệnh khác nhau mà nhiều người nhầm lẫn và không phân biệt được. Chúng ta cùng tìm hiểu về các loại dị ứng này cũng như nguyên nhân và cách chữa trị ra sao nhé!

Dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết là hiện tượng bệnh lý do phản ứng có hại của hệ miễn dịch đối với tác nhân của môi trường bên ngoài. Có thể là khi thời tiết nóng da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa (cả cụm) hoặc dị ứng thời tiết lạnh, khi thời tiết thay đổi... Gây ra biểu hiện nổi mề đay, mẩn ngứa... trên các vùng da hở dễ tiếp xúc như đùi, cổ, cánh tay, mặt. Nặng hơn là mẩn ngứa toàn thân dẫn đến phản ứng gãi không kiểm soát làm da viêm nhiễm.

Dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết do cơ thể phản ứng với tác nhân môi trường

Dị ứng cơ địa

Dị ứng cơ địa xuất hiện do cơ địa từ khi sinh ra của mỗi người khi có tác nhân kích thích sẽ bùng phát. Triệu chứng của dị ứng cơ địa thường là sau khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng sẽ xuất hiện dấu hiệu đỏ da, nổi mẩn ngứa hoặc phát ban ngay lập tức hoặc sau đó vài tiếng. Kèm theo mẩn ngứa có thể thêm các triệu chứng như mụn nước có dịch, hắt hơi, sổ mũi, đau bụng tiêu chảy...

Dị ứng thời tiết và dị ứng cơ địa đều không phải bệnh truyền nhiễm nên không cần lo lắng về nguy cơ lây bệnh. Tùy theo sức đề kháng và mức dị ứng mà tính chất nguy hiểm của bệnh sẽ khác nhau. Cần phát hiện và chữa trị dị ứng sớm để ngăn các biến chứng nặng hơn gây hại đến sức khỏe như suy hô hấp, khó thở, phù mạch, tụt huyết áp, sốc phản vệ...

Nguyên nhân dị ứng thời tiết

Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết và dị ứng cơ địa có thể do thay đổi thời tiết, dị ứng lạnh, dị ứng nóng hoặc các tác nhân gây dị ứng như hóa chất, thức ăn, lông động vật... Ngoài ra còn có thể do di truyền, do tuổi tác và giới tính... Hơn 80% ca dị ứng được cho là không rõ nguyên nhân và tự phát.

DỊ ứng thời tiết theo mùa là loại dị ứng khá phổ biến xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Dị ứng thời tiết là một bệnh mãn tính chưa có phương pháp trị dứt điểm. Khi các protein trong cơ thể gặp điều kiện nhiệt độ thay đổi trở nên biến chất và đối nghịch với cơ thể, nên cơ thể phản ứng bằng nổi mẩn đỏ, mề đay. Theo Đông y, dị ứng thời tiết do các yếu tố ngoại tà xâm nhập vào cơ thể gây ra những tình trạng trên.

Một số người bị viêm mũi dị ứng, sổ mũi, khó thở khi thời tiết thay đổi và cũng là nguyên nhân gây viêm xoang ở nhiều người.

nguyên nhân Dị ứng thời tiết

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến dị ứng thời tiết

Cách chữa dị ứng thời tiết

Cách chữa dị ứng da tại nhà

Tùy theo từng trường hợp nặng hay nhẹ mà ta có các cách chữa dị ứng thời tiết khác nhau. Nếu dị ứng ở mức độ nhẹ thì các nốt mẩn đỏ dị ứng chỉ xuất hiện vài giờ hoặc hết sau 1-2 ngày, tuy nhiên vẫn có cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Bạn có thể khống chế các cơn ngứa này bằng một số biện pháp sau đây:

  • Bài thuốc tắm

Rửa sạch, vò nát, đun thật kỹ lá lốt sau đó để nguội, dùng khăn thấm lên vùng bị dị ứng nổi mẩn và để trong khoảng 30 phút. Rửa lại bằng nước sạch và thực hiện mỗi ngày 2 lần liên tục.

  • Bài thuốc uống

Dùng lá trà xanh tươi hoặc khô nấu cùng nước sôi. Để nguội và uống mỗi ngày 2 cốc để giúp cơ thể thải độc.

Pha một chút mật ong với nước ấm để uống vào mỗi buổi sáng và tối. Ngoài ra còn một số cách khác như nấu lá hẹ với rượu, cỏ nhọ nồi...

trà xanh

Uống trà xanh mỗi ngày giúp làm mát cơ thể

  • Dùng lá chà xát ngoài da

Sử dụng một số loại lá có tính mát như lá khế, lá kinh giới, lá mướp... để chà xát lên vùng da dị ứng cũng là một cách được nhiều người áp dụng khi bị dị ứng.

Cách chữa dị ứng tại nhà có ưu điểm là rẻ tiền, dễ áp dụng với các loại nguyên liệu dễ kiếm và không hề gây ra tác dụng phụ nào vì rất lành tính. Tuy nhiên thông thường cách này chỉ áp dụng được cho người dị ứng nhẹ giúp làm mát, làm dịu mà không trị được bệnh. Với những người bị dị ứng liên tục lâu năm thì cần các biện pháp khác.

Cách chữa dị ứng bằng Tây y

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc Tây y làm giảm các triệu chứng dị ứng cơ địa, dị ứng thời tiết, có tác dụng nhanh như một số loại kháng sinh, thuốc giảm mẫn cảm, thuốc bôi... Cách này có ưu điểm là dược tính mạnh và tùy theo tình trạng mà bạn có thể được kê đơn với liều lượng thích hợp. Tuy nhiên nhược điểm của biện pháp này cũng là chỉ mang tính tạm thời, không trị dứt điểm được mầm mống gây dị ứng và một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ.

Bạn cũng có thể dự trữ sẵn một số loại viên uống hỗ trợ chống dị ứng ở nhà để có thể sử dụng bất cứ khi nào có triệu chứng dị ứng. Có thể kể đến như viên chống dị ứng AllerClear Kirkland Signature của Mỹ. Viên uống sử dụng hoạt chất loratadine 10mg có tác dụng chống dị ứng mạnh mẽ.

AllerClear Kirkland Signature

Viên uống chống dị ứng AllerClear Kirkland Signature

Sản phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng đề ngừa cảm cúm, ngừa dị ứng, nổi mề đay, các triệu chứng như chảy nước mắt, sổ mũi, hắt hơi, rát cổ... nhất là trong mùa hè và khi giao mùa. Viên uống hỗ trợ rất tốt trong trường hợp sốc phản vệ, phù hợp với tất cả mọi người trong gia đình, trẻ em trên 6 tuổi.

Dị ứng thời tiết ăn gì, kiêng gì

Người bị dị ứng nên ăn nhiều các loại rau, củ, quả, đặc biệt là các loại quả chứa nhiều vitamin C, sữa chua... để làm mát và thanh lọc cơ thể. Tăng cường các thực phẩm giúp giải nhiệt cơ thể tốt như đậu phụ, khổ qua, bí đao...

Hạn chế bổ sung các thực phẩm giàu đạm như các loại thịt, tôm cá... Vì đây có thể là một trong số nguyên nhân khiến tình trạng bệnh nặng hơn,

Kiêng các loại đồ ăn cay nóng, đồ ăn mặn, dầu mỡ, các chất kích thích.... Không để cơ thể nóng vì cơ thể nóng chứa nhiều độc tố trong gan dẫn đến giảm sức đề kháng, mẩn ngứa phát ban.

thực phẩm giúp làm mát

Nên ăn những thực phẩm giúp làm mát và kiêng các thực phẩm gây nóng khi bị dị ứng

Cách phòng tránh dị ứng thời tiết

  • Sử dụng khẩu trang và kính khi đi ngoài đường, nhất là vào giờ cao điểm nhiều bụi bặm hoặc những ngày nắng gió.
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật...
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, sử dụng nước sạch phục vụ cho sinh hoạt
  • Tránh những thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, đồ ăn nhanh hay chất kích thích
  • Giữ ấm cơ thể khi trời chuyển lạnh, không sử dụng quần áo được làm từ những chất liệu dễ gây kích ứng như vải bố, vải len xù...
  • Luôn dưỡng ẩm, bổ sung độ ẩm đầy đủ cho da vì da quá khô ráp cũng rất dễ gây ra mẩn ngứa.

phòng tránh Dị ứng thời tiết

Chủ động phòng tránh dị ứng thời tiết là biện pháp tốt nhất

Kết luận

Dị ứng thời tiết là bệnh ko gây nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời thì sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới các cơ quan khác của cơ thể, nặng nhất là có thể sốc phản vệ dẫn tới tử vong. Hi vọng với bài viết trên đây, Khỏe Là Hạnh Phúc đã giúp bạn có được cái nhìn đúng đắn về dị ứng thời tiết và có những cách phòng tránh cũng như chữa trị hiệu quả để bảo vệ bản thân.

>>> Xem thêm: Dấu hiệu nhiễm độc gan và cách thải độc hiệu quả tại nhà

1 lượt
Vote :