Tường tận về viêm gan để phát hiện và điều trị kịp thời

Tường tận về viêm gan để phát hiện và điều trị kịp thời

Viêm gan là bệnh về gan rất thường gặp tại Việt Nam. Tuy nhiên người Việt vẫn còn đang rất mơ hồ về bệnh này, gây ra nhiều khó khăn trong phát hiện và điều trị.


Viêm gan là bệnh về gan thường gặp ở Việt Nam do nhiễm virus gây ra và phần lớn là do rượu bia. Gan là cơ quan sản xuất ra protein đồng thời chuyển hóa các chất. Viêm gan để lâu mà không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến xơ gan, suy gan nên cách tốt nhất là phải có nhận thức đúng đắn về viêm gan như các biểu hiện cũng như triệu chứng để can thiệp kịp thời.

Viêm gan là gì?

Viêm gan là bệnh lý liên quan đến gan xảy ra do các tế bào bị tổn thương hay bị viêm nhiễm trong các mô gan. Viêm gan thường diễn biến một cách âm thầm và chỉ khi trở nặng và có các biến chứng rõ ràng thì người bệnh mới phát hiện ra. Lúc này việc chủ động điều trị đã khó khăn hơn gây biến chứng thành xơ gan, ung thư gan...

Viêm gan là bệnh truyền nhiễm qua các con đường khác nhau tùy theo loại virus gây bệnh. Viêm gan virus B, C, D lây qua đường máu, qua quan hệ tình dục và truyền từ mẹ sang con. Còn virus viêm gan A, E có thể lây qua đường ăn uống.

Viêm gan là bệnh mà nhiều người mắc phải

Nguyên nhân gây viêm gan

Nguyên nhân gây ra viêm gan thường do 2 yếu tố chính:

Viêm gan siêu vi

Viêm gan siêu vi gây ra bởi virus xâm nhập vào cơ thể. Viêm gan siêu vi có thể chia thành các loại như sau:

  • Viêm gan virus A

Viêm gan virus A do virus viêm gan A (HAV) gây nên. HAV có thể lây truyền từ người này sang người khác qua đường miệng, qua nước bọt khi dùng chung bát đũa hoặc ăn uống chung, rất hiếm khi lây qua đường máu. Viêm gan virus A có thể xảy ra ở những cá nhân đơn lẻ hoặc có thể bùng phát thành bệnh dịch. Khi mắc viêm gan siêu vi loại này thì hoàn toàn có thể chữa khỏi hoàn toàn khi người bệnh đã có các miễn dịch đặc hiệu lâu bền với virus.

Biểu hiện của viêm gan virus A: Biểu hiện thường đột ngột như sốt nhẹ, người vô cùng mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đầy bụng, nước tiểu ít với màu rất vàng. Sau khoảng 7-10 ngày nhiễm viêm gan A thì người bệnh thì vàng da, vàng mắt và hết sốt. Sau khoảng 4-6 tuần bệnh sẽ hết dần, tiểu nhiều hơn, hết các biểu hiện vàng da, vàng mắt. Sau khoảng 1-2 tháng thì người viêm gan A mới có thể hồi phục được hoàn toàn.

Viêm gan virus A

Để phòng tránh viêm gan virus A cần:

  • Tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân
  • Hạn chế ăn uống chung với người lạ, giữ gìn vệ sinh ăn uống
  • Tiêm phòng đầy đủ vắc-xin viêm gan A
  • Giữ vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân sạch sẽ
  • Khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh viêm gan A cần tuân thủ theo công tác chống lây nhiễm.
  • Viêm gan virus B

Viêm gan virus B hay còn gọi tắt là viêm gan B do virus HBV gây ra. HBV lây truyền từ người này qua người khác bằng đường máu và chế phẩm từ máu, dịch tiết cơ thể, qua quan hệ tình dục hoặc lây nhiễm từ mẹ sang con. 85-90% người trưởng thành mắc viêm gan virus B có diễn biến cấp tính, 10% diễn biến thể mãn tính (40% trong số những người diễn biến thể mãn tính này có nguy cơ mắc xơ gan, ung thư gan nguyên phát). Đối với trẻ nhỏ bị nhiễm viêm gan B từ mẹ thì đến 90% sẽ ở thể mãn tính.

Biểu hiện khi mắc viêm gan B: Sốt nhẹ, không muốn ăn uống, lúc nào cũng cảm thấy đầy bụng, rối loạn tiêu hóa. 7-10 ngày sau khi hết sốt sẽ xuất hiện vàng da, diễn biến của viêm gan B thường kéo dài trong khoàng 4-6 tuần. Một số trường hợp người mắc bệnh thể tối cấp có thể bị hôn mê và tử vong với tỷ lệ lên đến trên 95%.

Viêm gan virus B

Để phòng tránh viêm gan virus B cần:

  • Tuyên truyền nâng cao hiểu biết
  • Tiêm phòng vắc-xin viêm gan B đầy đủ, nhất là trẻ sơ sinh và những đối tượng có nguy cơ viêm gan B cao
  • Truyền máu một cách an toàn
  • Giáo dục nhận thức về sức khỏe giới tính, quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn
  • Không tiêm chích các chất gây nghiện
  • Thực hiện tư vấn cho phụ nữ mang thai nhiễm HBV
  • Viêm gan virus C

Viêm gan virus C do virus viêm gan C (HCV) gây ra. Cũng giống như virus HBV, HCV có thể lây truyền từ người này sang người kia qua đường máu, qua quan hệ tình dục và truyền từ mẹ sang con. Có khoảng 40-60% người nhiễm viêm gan C chuyển thành thể mãn tính. Khi viêm gan chuyển thành mãn tính thì có nguy cơ cao phát triển thành xơ gan và ung thư gan nguyên phát.

Biểu hiện khi mắc viêm gan C: Bệnh thường xảy ra một cách thầm lặng, có các biểu hiện như chán ăn, đầy bụng, buồn nôn. Chỉ có khoảng 25% trong tổng số các trường hợp mắc viêm gan C có biểu hiện lâm sàng.

Viêm gan virus C mạn tính có nguy cơ xơ gan và ung thư gan

Để phòng tránh viêm gan C cần:

  • Tuyên truyền nâng cao hiểu biết
  • Truyền máu an toàn, chú trọng nhóm người cần truyền máu nhiều lần
  • Giáo dục về sức khỏe giới tính, quan hệ tình dục an toàn
  • Không tiêm chích các chất kích thích gây nghiện.

Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin phòng viêm gan virus C.

  • Viêm gan virus D

Viêm gan virus D do virus viêm gan D (HDV)  gây ra. HDV cũng giống như viêm gan virus B lây từ người này sang người kia qua máu và chế phẩm từ máu, qua quan hệ tình dục. HDV luôn đồng nhiễm với HBV hoặc bội nhiễm ở người bệnh có HBsAG (+).

Vì đồng nhiễm hoặc bội nhiễm nên bệnh thường có biểu hiện đột ngột với triệu chứng giống với viêm gan B, có thể tự khỏi nhưng một số trường hợp lại diễn biến thành rất nặng hoặc trở thành viêm gan mãn tính.

Để phòng tránh viêm gan virus D cần thực hiện giống như viêm gan B.

Một số biểu hiện chung của viêm gan

  • Viêm gan virus E

Viêm gan virus E do virus viêm gan E (HEV) gây ra. HEV cũng giống như viêm gan virus A có thể lây truyền qua đường miệng, phân, qua nước bị nhiễm bẩn. HEV cũng có thể xuất hiện lẻ tẻ hoặc thành dịch với biểu hiện lâm sàng giống với viêm gan virus E. Bệnh không trở thành mãn tính nhưng rất nguy hiểm đối với phụ nữ có thai.

Để phòng tránh viêm gan virus E cần vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.. Tránh tiếp xúc trực tiếp, ăn chung uống chung với người mắc bệnh.

Ngoài những virus gây viêm gan phổ biến trên đây, còn một số virus khác như MV, EBV, virus Herpes, virus quai bị, virus Rubella....

Viêm gan không siêu vi

Viêm gan không siêu vi là viêm gan do các yếu tố ngoài virus, có thể kể đến như sau:

  • Rượu bia và các chất kích thích

Đây là tác nhân chính gây viêm gan. Khi lạm dụng rượu bia, thuốc lá thì tế bào gan sẽ bị viêm, hoại tử gây nên suy giảm chức năng gan, viêm gan.

  • Béo phì

Người béo phì có nguy cơ máu nhiễm mỡ cao hơn bình thường theo nhiều thống kê. Mỡ tích tụ trong gan là nguyên nhân gây nên viêm gan.

  • Bệnh lý

Người mắc các bệnh như tiểu đường, lao... có nguy cơ mắc viêm gan cao gấp 2 lần so với người bình thường.

Có rất nhiều yếu tố dẫn đến viêm gan mà không phải do virus truyền nhiễm

  • Ăn mặn

Thói quen ăn mặn dẫn đến thừa muối trong cơ thể là một trong những nguyên nhân tăng huyết áp, giữ nước trong gan, chướng gan, viêm gan...

  • Lạm dụng thuốc

Có rất nhiều loại thuốc có khả năng gây tổn thương gan nếu dùng quá liều hoặc thời gian dùng kéo dài. Trong đó có thể kể đến một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau...

  • Hóa trị

Người bệnh ung thư hay u bướu trải qua thời gian dài hóa trị có thể bị viêm gan do ảnh hưởng từ thuốc.

Người viêm gan nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Nên ăn

Chế độ dinh dưỡng khoa học, điều độ và hợp lý có thể hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị viêm gan, dự phòng tái phát bệnh. Một số thực phẩm mà người viêm gan nên bổ sung như:

  • Rau củ quả: Đây là những thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ có lợi cho đào thải độc tố cơ thể

Ăn nhiều rau củ quả tránh gan làm việc quá sức

  • Tinh bột: Bột mì, gạo, đỗ tương, các loại đậu... rất tốt cho người bị viêm gan giúp duy trì năng lượng cần thiết cho gan thải độc.
  • Đạm: Các loại thịt, cá… và đặc biệt là các loại cá giàu protein, axit béo omega-3 có lợi cho giảm đau và phục hồi các tổn thương.

Nên kiêng

Người viêm gan thường phải chú ý hạn chế hoặc tránh tuyệt đối các loại thực phẩm sau:

  • Chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá... tránh đầu độc gan, gây rối loạn chức năng gan.
  • Muối: Thừa muối gây nên viêm gan nên bạn cần hạn chế ăn muối, thực hiện chế độ ăn nhạt ngay từ bây giờ.
  • Đồ chiên rán: Đồ chiên rán, nhất là khi sử dụng mỡ động vật chứa nhiều chất béo chưa bão hòa làm suy giảm chức năng gan.

Kiêng rượu, bia, thuốc lá... để có một lá gan khỏe mạnh

Khi có các biểu hiện mắc viêm gan, cách tốt nhất là người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế để thăm khám cũng như có các biện pháp điều trị kịp thời. Viêm gan có thể được chẩn đoán qua khám sức khỏe như xét nghiệm máu định kỳ.

>>> Xem thêm: Milk Thistle Extract cải thiện chức năng gan

1 lượt
Vote :