Bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì?

Bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì?

Bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì là điều thắc mắc của nhiều người. Khi bị viêm loét dạ dày, bạn cần chú ý đặc biệt về chế độ dinh dưỡng khi lên thực đơn hàng ngày để bảo vệ sức khỏe. Vậy viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì? Cùng tìm hiểu dưới đây


Bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì? Người bệnh viêm loét dạ dày cần có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học để hạn chế mức độ tổn thương đồng thời hỗ trợ cho các vết loét mau chóng phục hồi nhưng vẫn cần đảm bảo dinh dưỡng cần thiết để nuôi cơ thể. Cùng tìm hiểu về vấn đề này qua những thông tin trong bài dưới đây.

Bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì?

Viêm loét dạ dày là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày dẫn đến các vết viêm loét, thường do vi khuẩn HP, do thói quen ăn uống không lành mạnh, lạm dụng rượu bia... gây ra. Khi bị viêm loét thì chức năng tiêu hóa của dạ dày sẽ bị hạn chế, bởi vậy nên lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp là rất quan trọng để giúp cho dạ dày sớm hồi phục và giúp chức năng của cơ quan này hoạt động hiệu quả hơn. Cụ thể hơn, việc tiêu hóa thức ăn cần đáp ứng những quy tắc sau:

Ăn thực phẩm dễ hấp thu

Đây được cho là quy tắc lựa chọn thực phẩm hàng đầu cho những người bị viêm loét dạ dày. Thực phẩm ở dạng dễ hấp thu sẽ tránh tạo áp lực lên dạ dày, giúp dạ dày hoạt động nhẹ nhàng hơn, giảm rõ rệt các cơn đau do viêm loét dạ dày gây nên.

Chọn thực phẩm mềm, dễ tiêu

Nguời bị tổn thương niêm mạc dạ dày thì chức năng của dạ dày sẽ bị hạn chế rõ rệt. Vậy nên thực phẩm cứng khiến dạ dày hoạt động vất vả hơn phải tiết nhiều acid để tiêu hóa hơn khiến tình trạng bệnh trầm trọng thêm. Bên cạnh đó, thực phẩm không được tiêu hóa hết sẽ đọng lại ở dạ dày, gây nên  tình trạng khó tiêu, khó chịu. Bởi vậy nên bạn phải ưu tiên chọn thực phẩm mềm hoặc chế biến để dễ tiêu hóa trong tời gian điều trị.

Cháo mềm, dễ tiêu hóa

Cháo mềm, dễ tiêu hóa rất thích hợp cho người bị bệnh dạ dày

Tránh thực phẩm nhiều acid

Thực phẩm nhiều acid khiến các vết viêm loét dạ dày nghiêm trọng hơn. Bởi vậy nên nếu không muốn những cơn đau dạ dày hành hạ thì người bệnh viêm loét dạ dày cần tránh nhóm thực phẩm này, đặc biệt là những trường hợp bệnh nặng để tránh các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Thực phẩm chứa nhiều tinh bột

Các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột rất tốt cho nguời có bệnh lý về dạ dày có thể kể đến như bánh mì, cơm, cháo, các loại rau củ... Đây đều là những thực phẩm giàu tinh bột, lại mềm, ít chất béo, làm dịu cơn đau và dễ dàng hấp thụ các chất lỏng bên trong dạ dày. Tuy nhiên ko nên ăn bánh mì với bơ hoặc mứt để tránh dạ dày tiết thêm nhiều axit hơn.

Thực phẩm chứa protein và chất béo lành mạnh

Protein lành mạnh có khả năng làm giảm bài tiết dịch vị, hỗ trợ cải thiện các vấn đề về tiêu hóa. Người bị viêm loét dạ dày nên bổ sung nguồn protein từ thịt động vật ăn cỏ, gia cầm, cá đánh bắt từ tự nhiên, trứng. Dù là protein lành mạnh nhưng khi dùng cũng nên hạn chế số lượng để tránh khó tiêu.

Thực phẩm giàu chất béo tốt, omega-3 như cá hồi, cá mòi, dừa, dầu ô liu, bơ... có tác dụng chống viêm, hỗ trợ tiêu hóa rất tốt khi sử dụng với số lượng vừa phải.

Chất béo lành mạnh

Chất béo lành mạnh hỗ trợ cho tiêu hóa

Thực phẩm kháng khuẩn, diệt khuẩn

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng các thực phẩm kháng khuẩn như cải xanh, tỏi, gừng trong khẩu phần ăn cải thiện đáng kể tình trạng viêm loét dạ dày. . Trong cải xanh có chứa chất có khả năng giúp tiêu diệt khuẩn HP, giảm viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Các nhà khoa học cũng chứng minh được rằng người bị viêm loét dạ dày khi ăn gừng có khả năng ức chế vi khuẩn mạnh mẽ, cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm các triệu chứng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu.

Tỏi là một trong những thực phẩm có khả năng kháng khuẩn nổi tiếng giúp dạ dày tiêu hóa rất tốt. Trong tỏi cũng có chất có thể ảnh hưởng đên nhiễm trùng HP, ngừa viêm loét dạ dày. Không chỉ vậy tỏi còn thúc đẩy tiêu hóa, giảm bớt gánh nặng cho dạ dày.

Thực phẩm giàu chất xơ và vitamin

Thực phẩm giàu vitamin và chât xơ rất tốt cho những người bị viêm loét dạ dày. Người bệnh nên ưu tiên bổ sung vào khẩu phần ăn các loại rau củ non luộc, hấp hoặc hoặc ninh nhừ. Chất xơ hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa, nhuận tràng và giảm viêm dạ dày. Vitamin trong rau củ tốt cho sức khỏe và nâng cao sức đề kháng.

Rau củ quả

Rau củ quả rất giàu chất xơ và vitamin

Thực phẩm chứa lợi khuẩn

Sữa chua không chỉ là một món ngon dễ ăn được nhiều người yêu thích mà còn là giải pháp hỗ trợ tốt cho những ngời bị bệnh dạ dày. Sữa chua cung cấp nhiều lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, chống viêm loét dạ dày. Để có hiệu quả tốt, người bệnh nên ăn sữa chua sau khi ăn khoảng 1 giờ, có thể ăn kèm trái cây để vừa tăng hương vị vừa tốt cho hệ tiêu hóa

Các loại thảo dược có lợi cho tiêu hóa

  • Cam thảo

Cam thảo chứa hợp chất đặc biệt thường được dùng trong các bài thuốc dân gian chữa viêm loét dạ dày. Cam thảo làm dịu dạ dày và nâng cao khả năng tiêu hóa.

  • Tinh bột nghệ và mật ong

Chắc hẳn bạn cũng từng nghe nói đến hiệu quả tuyệt vời của tinh bột nghệ và mật ong, nhất là trong hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày. Nghệ chống viêm, kiềm hóa acid dịch vị. Mật ong giúp kháng khuẩn, nấm, điều hòa nồng độ acid, tránh kích ứng, trào ngược dạ dày.

Tinh bột nghệ và mật ong

Tinh bột nghệ và mật ong rất tốt trong hỗ trợ trị viêm loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày nên kiêng ăn gì?

Đồ ăn khó tiêu

Đồ ăn chiên rán nhiều dầu ỡ, củ cải già, lá hẹ, rau cần, khoai môn... đều là những thực phẩm khó tiêu, khiến dạ dày ứ trệ, người bị viêm loét dạ dày ăn vào sẽ có cảm giác trướng bụng khó chịu.

Đồ ăn có tính acid cao

Các loại hoa quả như cam, chanh, quýt, mơ, mận, ổi, xoài xanh, khế chua, me, các loại dưa măng muối... có tính chua, acid cao nên khi ăn vào sẽ góp phần kích thích dạ dày nhiều hơn, làm vết loét dạ dày đau hơn, tăng ợ hơi, ợ chua.

Các loại gia vị có tính nồng

Một số gia vị có tính kích thích cao như bột ớt, mù tạt, hạt tiêu... rất dễ dẫn tới đau bụng, không tốt cho người bị viêm loét dạ dày.

Đồ uống có gas, chất kích thích

Các loại đồ uống có cồn như bia rượu, có caffeine như cà phê khi tiếp xúc với vết viêm loét dạ dày sẽ kích thích niêm mạc dạ dày gây nên cảm giác khó chịu, buồn nôn và nôn. Tương tự, đồ uống có gas cũng khiến bạn dễ đầy hơi, chướng bụng do uống nhiều khí.

Đồ uống có gas

Đồ uống có gas, các chất kích thích gây hại cho dạ dày

Ngoài việc lựa chọn thực phẩm, bạn cũng cần chú ý đến cách ăn uống nhưăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, không ăn quá no, hạn chế ăn đêm. Không nằm hoặc làm việc ngay sau khi ăn, tránh stress kéo dài gây ảnh hưởng tới dạ dày...

Như vậy, chúng ta đã vừa tìm hiểu viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì. Bạn hãy ghi nhớ những lưu ý này để quá trình điều trị bệnh có kết quả tốt và dễ dàng hơn nhé. Hi vọng rằng bài viết của Khỏe Là Hạnh Phúc đã giúp ích để bạn có thêm kiến thức để khắc phục cũng như phòng tránh bệnh hiệu quả, giúp cho hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh. Sau khi áp dụng chế độ ăn này, hãy thăm khám định kỳ để có thể theo dõi tình trạng dạ dày và cuối cùng, đừng quên chia sẻ những thông tin bổ ích trên đây cho bạn bè và người thân cùng biết nhé!

1 lượt
Vote :

Bình luận



Bài viết liên quan

Hiện không có bài viết nào liên quan