Những điều cần biết về bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Những điều cần biết về bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Viêm phế quản là bệnh thường gặp ở trẻ. Tuy không khó để điều trị nhưng dễ gây ra biến chứng nguy hiểm nên các bậc cha mẹ cần phải trang bị kiến thức đầy đủ để chủ động phòng ngừa và xử lý đúng cách.


1. Viêm phế quản là gì?

Phế quản là một ống dẫn khí nằm trong hệ hô hấp dưới của con người. Đây là cơ quan tiếp nối bên dưới khí quản, sau đó phân thành các nhánh nhỏ sâu bên trong phổi để tạo thành cây phế quản. Nhiệm vụ chính của phế quản là dẫn khí vào phổi.

Viêm phế quản là một thuật ngữ Y học dùng để chỉ tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản. Tổn thương này có thể gây ra hàng loạt các triệu chứng, trong đó điển hình nhất là các cơn ho, đờm.

viêm phế quản ở trẻ em, viêm phế quản trẻ em, viêm phế quản phổi ở trẻ em, viêm phế quản cấp ở trẻ em, bệnh viêm phế quản ở trẻ em, phác đồ điều trị viêm phế quản ở trẻ em, viêm phế quản ở trẻ em bao lâu thì khỏi, triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em, viêm phế quản ở trẻ nhỏ, thuốc điều trị viêm phế quản ở trẻ em, điều trị viêm phế quản phổi ở trẻ em, nguyên nhân viêm phế quản ở trẻ em

Viêm phế quản là một thuật ngữ Y học dùng để chỉ tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản

2. Phân loại viêm phế quản

Viêm phế quản được chia làm 2 loại: viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính.

  • Viêm phế quản cấp tính: Là tình trạng xảy ra ở niêm mạc phế quản chưa có sự tổn thương. Thông thường nguyên nhân gây ra bệnh là do virus.
  • Viêm phế quản mãn tính: Đây là giai đoạn phát triển xấu của thể cấp tính. Ở giai đoạn này, ống phế quản liên tục bị kích thích. Từ đó, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Viêm phế quản mãn tính có thể kéo dài trong vài tháng đến vài năm. Mức độ ảnh hưởng ở giai đoạn mãn tính nghiêm trọng hơn cấp tính rất nhiều lần.

3. Nguyên nhân gây nên bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em chủ yếu là do các loại vi khuẩn, virus gây ra. Trong đó phổ biến nhất là liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn hoặc H.influenzae. Bên cạnh đó, một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm phế quản là:

  • Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh.
  • Hệ miễn dịch trong cơ thể bị suy giảm.
  • Không khí bị ô nhiễm.
  • Do cơ địa của trẻ dễ bị dị ứng khiến đường thở dễ bị viêm nhiễm, kích thích nhất là mỗi khi tiếp xúc với những yếu tố dị nguyên như: lông chó mèo, phấn hoa, nấm mốc,…
  • Do chế độ ăn uống thiếu hụt các chất dinh dưỡng khiến sức đề kháng bị suy giảm, không thể chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus.
  • Do trẻ không được chữa trị triệt để các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Điều này khiến mầm bệnh lây lan xuống phế quản.

viêm phế quản ở trẻ em, viêm phế quản trẻ em, viêm phế quản phổi ở trẻ em, viêm phế quản cấp ở trẻ em, bệnh viêm phế quản ở trẻ em, phác đồ điều trị viêm phế quản ở trẻ em, viêm phế quản ở trẻ em bao lâu thì khỏi, triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em, viêm phế quản ở trẻ nhỏ, thuốc điều trị viêm phế quản ở trẻ em, điều trị viêm phế quản phổi ở trẻ em, nguyên nhân viêm phế quản ở trẻ em

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em chủ yếu là do các loại vi khuẩn, virus gây ra

4. Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em

Triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm phế quản ở trẻ được chia thành 2 giai đoạn, bao gồm giai đoạn khởi phát và giai đoạn toàn phát.

Giai đoạn khởi phát:

  • Trẻ ho khan, ho dữ dội từng cơn kèm theo triệu chứng khàn tiếng nhẹ.
  • Người mệt mỏi, đau tức ngực hoặc nóng rát sau xương ức.
  • Trẻ sốt tăng dần, có thể sốt cao từ 39 – 39.5 độ C.

Giai đoạn toàn phát:

  • Trẻ bắt đầu ho nhiều hơn, cơn ho có đờm, đờm có thể là màu xanh hoặc vàng nhầy.
  • Tổng trạng bị suy sụp, kém ăn.
  • Sốt có thể tiếp tục tăng cao.
  • Nghe phổi phát hiện ran ẩm to hạt, ran ngáy, ran rít.

5. Bệnh viêm phế quản ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh viêm phế quản ở trẻ em có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:

  • Viêm phổi: Viêm phổi xảy ra khi phế quản bị nhiễm trùng và không thể kiểm soát được, điều này khiến cho mầm bệnh bị lây lan đến phổi.
  • Suy hô hấp: Những người bị bội nhiễm viêm phế quản kèm theo triệu chứng cảm cúm thì chứng tỏ bệnh đã diễn biến nặng, rất dễ dẫn đến tình trạng suy hô hấp.
  • Giãn phế quản: Tình trạng giãn phế quản xảy ra khi tình trạng mãn tính bị tái phát lại nhiều lần.
  • Hen phế quản: Tình trạng viêm phế quản kéo dài rất dễ dẫn đến chứng hen phế quản, hen suyễn. Khi phế quản bị sưng phù, co thắt và tiết ra nhiều dịch nhầy thì sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông không khí vào bên trong phổi. Đây chính là nguyên nhân khiến cho bệnh nhân bị thiếu oxy và khó thở. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị tử vong khá cao.

viêm phế quản ở trẻ em, viêm phế quản trẻ em, viêm phế quản phổi ở trẻ em, viêm phế quản cấp ở trẻ em, bệnh viêm phế quản ở trẻ em, phác đồ điều trị viêm phế quản ở trẻ em, viêm phế quản ở trẻ em bao lâu thì khỏi, triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em, viêm phế quản ở trẻ nhỏ, thuốc điều trị viêm phế quản ở trẻ em, điều trị viêm phế quản phổi ở trẻ em, nguyên nhân viêm phế quản ở trẻ em

Bệnh phế quản sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời

6. Cách điều trị viêm phế quản ở trẻ em

Nguyên tắc điều trị

Đầu tiên, khi phát hiện trẻ có biểu hiện bị viêm phế quản, cha mẹ cần giữ ấm cho trẻ và đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được tư vấn và chữa trị kịp thời.

Điều trị cần theo nguyên nhân và triệu chứng của bệnh.

  • Nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn thì có thể dùng kháng sinh. Còn nếu do nấm và ký sinh trùng thì phải dùng thuốc theo từng nguyên nhân.
  • Nếu viêm phế quản cấp do virus thì không cần dùng kháng sinh.
  • Điều trị các triệu chứng của bệnh như: sốt cao dùng thuốc hạ sốt, ho nhiều mất ngủ dùng thuốc ho long đờm, thuốc kháng histamin, thuốc giãn phế quản.

Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản

Giữ ấm cho trẻ

  • Khi nhận ra trẻ bị viêm phế quản, các mẹ nên giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vùng họng.
  • Hạn chế cho trẻ uống nước lạnh, thay vào đó nên cho trẻ uống thật nhiều nước ấm để tránh tình trạng trẻ bị tắc xung huyết. Đồng thời làm sạch đờm nhớt ở phế quản, giúp trẻ đỡ đau rát và dễ thở hơn.

Không tự ý cho trẻ uống thuốc ho

  • Phụ huynh không được tự ý cho trẻ uống thuốc ho. Vì ho giúp bé tống đờm ra ngoài, điều này là hoàn toàn hữu ích, giúp bé nhanh chóng bình phục.
  • Nếu trẻ bị nặng không có phản xạ ho thì, ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để điều trị viêm phế quản đúng cách và kịp thời.

Chăm sóc khi trẻ bị sốt

  • Khi trẻ bị sốt nhẹ thì chỉ cần cho bé uống nhiều nước, mặc đồ thoáng mát, hút mồ hôi.
  • Không nên ủ kín bé và mặc đồ có nhiều chất liệu tổng hợp.
  • Nếu bé sốt cao trên 38 độ C thì nên cho bé uống acetaminophen hoặc ibuprofen để giúp bé hạ sốt và giảm đau hơn.
  • Khi trẻ bị cảm lạnh, bắt đầu ho, sổ mũi thì nên điều trị dứt điểm ngay, tránh các biến chứng về sau.
  • Trường hợp bé có biểu hiện thở mệt, hay thở nhanh, da tái hoặc không ăn uống thì nên đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Giữ môi trường xung quanh sạch sẽ

  • Luôn giữ môi trường xung quanh sạch sẽ, nhất là khi trẻ đang bị viêm phế quản. Tuyệt đối tránh xa bụi bẩn, virus, khói thuốc lá.
  • Cần đeo khẩu trang và che kín khi đưa trẻ ra ngoài nhất là khi trời lạnh và có sương.
  • Không khí trong nhà phải luôn sạch sẽ, không khói bụi, thuốc lá để đề phòng viêm nhiễm đường hô hấp.

viêm phế quản ở trẻ em, viêm phế quản trẻ em, viêm phế quản phổi ở trẻ em, viêm phế quản cấp ở trẻ em, bệnh viêm phế quản ở trẻ em, phác đồ điều trị viêm phế quản ở trẻ em, viêm phế quản ở trẻ em bao lâu thì khỏi, triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em, viêm phế quản ở trẻ nhỏ, thuốc điều trị viêm phế quản ở trẻ em, điều trị viêm phế quản phổi ở trẻ em, nguyên nhân viêm phế quản ở trẻ em

Trẻ bị viêm phế quản cần được chăm sóc cẩn thận để bệnh nhanh chóng qua đi

7. Biện pháp phòng tránh viêm phế quản cho trẻ

  • Phòng bệnh bằng cách giữ vệ sinh răng miệng, mũi họng sạch sẽ cho trẻ.
  • Đảm bảo trẻ được ăn uống, đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Tránh các khu vực ô nhiễm môi trường, tránh ẩm mốc.
  • Đeo khẩu trang khi di chuyển giữa đám đông, khi tiếp xúc với người bệnh.
  • Tiêm vắc xin đầy đủ theo lịch tiêm chủng mở rộng và có thể tiêm thêm vắc xin phế cầu và vắc xin cúm.

Trên đây là những thông tin, kiến thức về bệnh viêm phế quản ở trẻ em. Các bậc phụ huynh hãy lưu để chăm sóc và bảo vệ bé tốt nhất, hạn chế bệnh xảy ra.

Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

Vote :

Bình luận



Bài viết liên quan

Hiện không có bài viết nào liên quan