Nỗi ám ảnh bệnh lây qua đường hô hấp

Nỗi ám ảnh bệnh lây qua đường hô hấp

Bệnh lây lan qua đường hô hấp rất phổ biến thời nay và có nguy cơ lan thành đại dịch nếu không có biện pháp chữa trị, cải thiện kịp thời.


Lây lan qua đường hô hấp là con đường nhanh nhất khiến người bình thường dễ bị nhiễm bệnh, giảm sức đề kháng, thậm chí là mất mạng. Nếu không có biện pháp phòng tránh kịp thời sẽ phát triển nhanh thành dịch ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Trong bài viết này, hãy cùng Khỏe là hạnh phúc điểm qua những bệnh có nguy cơ lây lan qua đường hô hấp ở mọi lứa tuổi bạn nên biết.

Vì sao các bệnh đường hô hấp thường gặp lúc giao mùa?

Giao mùa chính là thời điểm bệnh về đường hô hấp dễ bùng phát thành dịch nhất. Nguyên nhân bởi khi thời tiết giao mùa, mưa nắng thất thường, nhiệt độ lên xuống khiến sức đề kháng bị giảm, hệ miễn dịch suy yếu. Đây là thời điểm tốt nhất để các virus gây bệnh dễ dàng xâm nhập và phát triển. Bên cạnh đó, đường hô hấp cũng là nơi có chứa nhiều mầm bệnh nhất do hàng ngày nhu cầu của con người là hô hấp. Các virus gây bệnh có khả năng sinh sôi và phát triển mạnh mẽ trong điều kiện thời tiết lạnh hơn là khi bước vào mùa nóng. Mùa lạnh cũng là lúc ngày ngắn đêm dài với số giờ nắng rất ít. Đối với các tỉnh phía Bắc sẽ ít khi nhìn thấy mặt trời. Ánh mặt trời là nhân tố quan trọng giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây hại, đó cũng là nguyên nhân vì sao các bệnh về đường hô hấp thường phát triển mạnh mẽ mỗi khi giao mùa và khi thời tiết lạnh giá.

hô hấp  

Thời điểm giao mùa cũng là lúc dễ bị bệnh về đường hô hấp

Một số bệnh thường gặp khi thời tiết giao mùa 

Bệnh cảm cúm 

Cảm cúm là tình trạng virus gây hại xâm nhập và lây lan qua đường hô hấp và gây ra các triệu chứng như đau họng, đau nhức các cơ, ngạt mũi, sốt cao, đau đầu. Cảm cúm xuất hiện quanh năm, tuy nhiên nhiều nhất vẫn là từ mùa thu đến hết mùa xuân năm sau. Nhiều người thường nhầm cảm cúm với các bệnh cảm lạnh thông thường và xem nhẹ chúng. Tuy nhiên nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe sau này. Đối tượng dễ bị cảm cúm là trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang bầu, người lớn tuổi, người bị suy giảm hệ miễn dịch, người bị nhiễm HIV, béo phì… Những người thường xuyên làm việc trong môi trường bệnh viện, trường học, công sở và tiếp xúc trực tiếp với người bị cảm cúm thì khả năng cao cũng bị lây nhiễm.

Cảm cúm 

Cảm cúm là tình trạng virus gây hại xâm nhập và lây lan qua đường hô hấp phổ biến

Khả năng lây truyền cảm cúm chủ yếu từ việc tiếp xúc với người bị cảm cúm, khi người bệnh bị cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi… dịch từ mũi họng hoặc các giọt nước bọt bay ra ngoài không khí. Người bình thường hít phải sẽ bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, khi hắt hơi các virus gây bệnh bám lên các vật dụng xung quanh, đồ ăn… và xâm nhập vào cơ thể của người khỏe mạnh. Cúm cũng có khả năng gây ra đại dịch nên bạn phải hết sức cẩn trọng.

Cách phòng ngừa bệnh cảm cúm 

Cảm cúm theo mùa xuất hiện rất nhiều trong thực tế, mỗi khi thời tiết giao mùa, bạn nên

  • Giữ gìn sức khỏe, tạo thói quen rửa tay sạch sẽ với xà phòng.
  • Hắt hơi nên che miệng, tránh để dịch bay ra ngoài 
  • Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị cảm cúm 
  • Mang theo khẩu trang y tế nơi đông người 
  • Phụ nữ có kế hoạch mang thai nên tiêm vắc xin phòng cúm 
  • Trẻ nhỏ định kỳ cần được đưa đi tiêm vắc xin từ 6 tháng tuổi.

Cảm cúm 

Cảm cúm là căn bệnh phổ biến nhưng không thể xem thường

Chân tay miệng 

Chân tay miệng là bệnh có biểu hiện tương tự như cảm cúm như sốt, ho, nhiều trường hợp bị sốt cao kèm theo đau họng và suy hô hấp. Bệnh này xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ, các bé quấy khóc, mệt mỏi, nôn mửa, không ăn được nhiều thậm chí là bỏ ăn. Giai đoạn này chỉ kéo dài khoảng 3 ngày rồi chuyển sang toàn phát với các mụn nước ở niêm mạc miệng (mặt trong của má), mặt trên của lưỡi, đầu gối, mông, chân, bàn tay… với kích thước nhỏ. Mụn nước trong miệng nhanh chóng vỡ ra tạo thành các vết loét khiến trẻ đau đớn khi ăn uống, nuốt nước bọt. Khi trẻ tiếp xúc với những trẻ bị bệnh khác thì sẽ dễ dàng bị lây nhiễm và trở thành dịch. Trong trường hợp không được chữa trị sớm thì bệnh chân tay miệng có thể biến chứng thành viêm phổi, viêm phù phổi, viêm não, viêm cơ tim cấp, thậm chí là tử vong.

Chân tay miệng

Chân tay miệng là bệnh có biểu hiện tương tự như cảm cúm như sốt

Triệu chứng của chân tay miệng cũng có một vài triệu chứng như: chảy nước miếng đau họng, chỉ thích ăn các loại đồ ăn dạng lỏng, đồ uống lạnh, cơ thể đau nhức, ngủ không ngon giấc, trẻ chán ăn. Trong giai đoạn phát bệnh, các nốt mụn vỡ ra gây lở loét thì bố mẹ nên giữ gìn vệ sinh những phần này không để nhiễm trùng. 

Cách phòng ngừa bệnh chân tay miệng 

Để có thể phòng tránh được bệnh chân tay miệng hiệu quả nhất, bạn nên thực hiện đầy đủ các việc như:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh hoặc trước khi ăn uống
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi làm vệ sinh cho trẻ
  • Ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh khi ăn uống 
  • Đảm bảo nguồn thực phẩm sạch, nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ 
  • Vệ sinh thường xuyên đồ chơi, bề mặt tiếp xúc với trẻ như vịn cầu thang, bàn ghế, sàn nhà bằng dụng cụ tẩy rửa vệ sinh
  • Không cho trẻ tiếp xúc với những bệnh nhân đang có dấu hiệu bị chân tay miệng.

 Chân tay miệng

Nên giữ gìn vệ sinh cá nhân để phòng tránh chân tay miệng cho trẻ

Hiện nay, chân tay miệng chưa có vắc xin phòng bệnh nên bạn hãy phòng tránh kỹ lưỡng cho trẻ mỗi khi thời tiết giao mùa. Đối với những gia đình có con bị nhiễm bệnh thì nên giữ cho con không được gãi, chọc vào những nốt mụn nước trên cơ thể, vệ sinh thường xuyên tránh vị nhiễm khuẩn, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Đặc biệt, bố mẹ không được tự ý sử dụng thuốc để chữa chân tay miệng khi chưa có yêu cầu của các bác sĩ chuyên khoa

Bệnh sởi

Sởi cũng có triệu chứng ban đầu là sốt cao, phát ban, đau đầu, chảy nước mũi và lây lan nhanh chóng. Bệnh này có khả năng dễ dàng bùng phát thành dịch bệnh nếu không được chữa trị kịp thời và đúng lúc. Sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp thường xuất hiện nhiều vào mùa thu đến hết mùa xuân. Bệnh sởi dễ bùng phát thành dịch tại các trường học, khu tập trung đông dân cư… 

Biểu hiện cụ thể của sởi như sốt trên 39 độ C, viêm long đường hô hấp, viêm màng tiếp hợp, mắt có ken, ho khàn tiếng và bắt đầu phát ban từ ngày thứ 2 trở đi.

Trẻ mắc bệnh sởi nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, khi thấy con sốt cao, khó thở, mệt mỏi, không chịu chơi hoặc đã phát ban mà vẫn sốt thì bạn nên đưa con đến bệnh viện khám ngay. 

Bệnh sởi 

Bệnh sởi dễ bùng phát thành dịch tại các trường học, khu tập trung đông dân cư

Cách phòng ngừa bệnh sởi

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh sởi chính là tiêm phòng, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và tránh tiếp xúc với người bị sởi. Trẻ nhỏ từ 9 tháng tuổi đã có thể tiêm phòng vắc xin sởi theo đúng lịch tại các cơ sở y tế. Bên cạnh đó bạn cũng nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, vận động thường xuyên, tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng mỗi khi thời tiết chuyển mùa. 

Trong trường hợp có đủ điều kiện cách ly trẻ thì bạn nên tiến hành cách ly và chăm sóc tại nhà, tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hay những người khác. Hãy tiến hành sử dụng thuốc hạ sốt để hạ sốt cho con. Bố mẹ nên mang theo khẩu trang, vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi tiếp xúc với trẻ bị bệnh.

  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nên tắm nước ấm hoặc lau người nhanh cho con, không tắm quá lâu sẽ khiến trẻ bị nhiễm lạnh, sốt cao hơn
  • Giữ gìn vệ sinh xung quanh sạch sẽ, thường xuyên lau chùi các vật dụng có khả năng bám bụi, vi khuẩn 
  • Nhỏ thuốc nhỏ mắt loại thuốc nhỏ mắt nước muối 0,9% đều đặn 3 lần mỗi ngày 
  • Bổ sung thêm dinh dưỡng, ăn chín, uống sôi và chia thành nhiều bữa, uống nhiều nước và các loại nước ép giàu vitamin A giúp bảo vệ mắt 

Bệnh sởi

Bạn nên hạ sốt cho con trước khi tiến hành điều trị sởi

Ngoài ra cũng có khá nhiều bệnh khác lây lan qua đường hô hấp đang phổ biến hiện nay là viêm phổi do virus corona hoặc viêm đường hô hấp cấp cho SARS - CoV đã cướp đi rất nhiều sinh mạng của nhiều người tại 37 quốc gia trên thế giới. Do đó, để hạn chế khả năng lây bệnh qua đường hô hấp, bạn nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và thực hiện theo đúng yêu cầu của Bộ Y Tế đã đề ra.

>>> Xem thêm: Các loại vitamin và tác dụng của chúng đối với sức khỏe con người 

1 lượt
Vote :