Đau dạ dày rất phổ biến thời nay, nó đã trở thành bệnh lý thường gặp của rất nhiều người. Theo thống kê, cứ 10 người thì có tới 4 người bị mắc bệnh đau dạ dày. Thực tế cho thấy, nhiều người không biết mình bị đau dạ dày cho tới khi đi khám ở bệnh viện mới phát hiện ra thì bệnh đã thành giai đoạn nặng. Do đó, trong bài viết này Khỏe là hạnh phúc sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin liên quan tới bệnh đau dạ dày. Bạn hãy tham khảo ngay nhé.
Đau dạ dày là gì? Chúng ở vị trí nào?
Đau dạ dày còn có tên gọi khác là đau bao tử, là hiện tượng dạ dày bị tổn thương dẫn tới viêm loét, phù nề ở niêm mạc. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe, tâm sinh lý của người bệnh. Đau dạ dày thường đau âm ỉ, khó chịu, đặc biệt là khi ăn quá no hoặc đang trong tình trạng đói. Triệu chứng của đau dạ dày khá dễ nhận biết như ợ chua, đầy hơi, khó tiêu, đau âm it vùng bụng, nóng rát rất khó chịu…
Đau dạ dày là hiện tượng dạ dày bị tổn thương
Người bị đau dạ dày sẽ bị đau tại một trong 3 vị trí là: vùng thượng vị, bụng giữa hoặc phía trên bên trái.
Vùng thượng vị nằm trên rốn và dưới xương ức. Khi cơn đau dạ dày xuất hiện thì chúng có thể lan sang cả vùng ngực và lưng khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu, đau bụng âm ỉ. Với những người đau dạ dày nên hạn chế ăn đồ cay, nóng, đồ uống có cồn hoặc có gas.
Vùng giữa bụng rất khó nhận biết bởi đây là nơi tập trung nhiều cơ quan nội tạng. Hầu hết những người bị đau bụng vùng này thường không mấy quan tâm tới dạ dày. Tuy nhiên, vị trí đau dạ dày thường quanh vùng rốn, đôi khi nó sẽ lan xuống vùng bụng phải. Người bị đau dạ dày ở vùng này thường cảm thấy khó tiêu, ợ hơi, đầy bụng kèm theo các cơn đau quặn thắt, âm ỉ kéo dài. Người thường hay gặp tình trạng này nên nhanh chóng đi khám để xác định tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.
Vùng phía trên bên phải: Người bị đau dạ dày vùng này sẽ cảm thấy nóng trong, hay đói, tức bụng khi ăn xong, hay đầy hơi, khó chịu. Đây cũng là vùng khá khó nhận biết nên bệnh nhân cần nhanh chóng đi khám để phát hiện sớm. Người bị đau vùng phía trên bên phải thì nên kiêng ăn các loại thực phẩm chua, cay, nóng, các đồ uống có cồn, gas, rượu bia hoặc cafe.
Nguyên nhân đau dạ dày
Rối loạn tự miễn dịch
Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng bị đau dạ dày hiện nay. Cơ thể không thể dung nạp gluten dẫn tới ruột non không có khả năng hấp thụ dinh dưỡng dẫn tới rối loạn tự miễn dịch. Ban đầu, bạn sẽ gặp tình trạng mệt mỏi, đầy hơi và hơi khó chịu vùng bụng. Sau đó nặng hơn là đau âm ỉ, ợ chua, viêm loét dạ dày…
Rối loạn tự miễn dịch là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng bị đau dạ dày
Do ăn uống, sinh hoạt không điều độ
Giới trẻ ngày càng mắc hội chứng đau dạ dày nhiều hơn, nguyên nhân chính là do chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ. Nếu bạn ăn quá no hoặc vừa ăn vừa đọc sách, ăn uống không đúng giờ, ăn quá khuya… cũng khiến dạ dày làm việc quá tải dẫn tới tình trạng viêm loét dạ dày ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày.
Sử dụng thuốc Tây
Các loại thuốc Tây ngoài tác dụng hỗ trợ điều trị, chúng còn có tác dụng phụ khác ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng. Đặc biệt là kháng sinh liều cao, khi sử dụng kháng sinh thì các vi khuẩn có lợi hay có hại trong dạ dày đều bị tiêu diệt hết. Do đó dạ dày dễ dàng bị viêm loét hơn.
Sử dụng thuốc Tây có thể ảnh hưởng tới dạ dày, gây viêm loét
Stress thường xuyên
Khi làm việc trong môi trường căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, chúng ta sẽ dễ dàng bị mắc bệnh đau dạ dày. Bởi lẽ, khi stress thì khả năng co bóp ở dạ dày tăng lên, kích thích tiết axit dịch vị bào mòn niêm mạc dạ dày.
Sử dụng các chất kích thích, thuốc lá
Rượu bia, chất kích thích, thuốc lá đều là những chất vô cùng độc hại, chúng phá hủy lớp niêm mạc dạ dày, diệt vi khuẩn có lợi, giảm chức năng hấp thụ dinh dưỡng đồng thời bào mòn thành dạ dày. Sử dụng những chất độc hại này còn dễ dàng mắc các bệnh khác như ung thư phổi, dạ dày, viêm túi mật, đột quỵ…
Sử dụng các chất kích thích, thuốc lá
Nhiễm khuẩn, nấm
Những người bị đau dạ dày hoặc viêm loét dạ dày thường bị nhiễm khuẩn HP - một trong những vi khuẩn có trong môi trường bẩn thỉu, khói bụi, thuốc lá. Phần lớn người bị nhiễm khuẩn thường là nam giới, trong đó chỉ có 25% là nhiễm khuẩn HP nhưng chưa bị mắc viêm loét dạ dày.
Đau dạ dày nên tránh xa những loại thức ăn nào?
Khi biết mình bị đau dạ dày, bạn nên xây dựng lại chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ, loại bỏ các chất kích thích, chất có cồn, thuốc lá ra khỏi danh sách ngay lập tức. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh một vài thực phẩm có nguy cơ làm nghiêm trọng hơn tình trạng đau dạ dày của bạn như:
Thịt đỏ
Các loại thịt đỏ như thịt bò có hàm lượng axit cao, cơ thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu hóa và dạ dày cũng phải tiết nhiều axit hơn. Do đó người bị đau dạ dày không nên ăn các loại thịt có màu đỏ để hạn chế tình trạng bị đau dạ dày.
Các loại thịt đỏ
Thực phẩm chua, cay
Các loại gia vị chua hoặc món ăn cay đều không nên cho vào danh sách món ăn hàng ngày của người đau dạ dày. Bởi các thực phẩm này sẽ kích thích quá trình tạo axit trong dạ dày dẫn tới tình trạng ngày một tệ hơn. Đặc biệt là với những thực phẩm cay nóng còn khiến kích ứng dạ dày, viêm loét ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.
Các loại gia vị chua hoặc món ăn cay
Các sản phẩm từ sữa
Trong sữa có thành phần lactose, một trong những loại đường mà 65% số lượng dân số trên thế giới không thể dung nạp vào cơ thể. Nếu bạn không may bị đau dạ dày thì nên tránh xa các sản phẩm từ sữa này ra nhé bởi nó sẽ khiến các triệu chứng đau dạ dày ngày một trầm trọng hơn. Đặc biệt là khi đói bạn tuyệt đối không nên ăn hoặc uống sữa nhé.
Các sản phẩm từ sữa
Các loại đậu
Đậu nành, đậu tương… đều là những loại đậu không nên có trong danh sách thực đơn hàng ngày của những người đang bị đau dày. Trong đậu có chứa Fodmaps có thể khiến người đau dạ dày cảm thấy đau bụng, khó tiêu, đầy hơi.
Các loại đậu
Các món ăn lên men
Các loại cà muối, dưa muối… lên men có vị chua hoặc loại trái cây có vị chua đều khiến người bị đau dạ dày bị chướng bụng, đau âm ỉ, ợ nóng… Hơn nữa, nếu bạn ăn những món dưa muối, cà muối không đảm bảo chất lượng còn dễ bị ngộ độc thực phẩm nữa đấy.
Các món ăn lên men
Bị đau dạ dày nên ăn gì?
Khoai lang
Trong khoai lang có chứa khá nhiều tinh bột vừa có tác dụng chữa táo bón, trĩ lại rất nhuận tràng và hỗ trợ tốt cho người bị đau dạ dày. Bạn có thể chế biến khoai lang thành nhiều món ăn khác nhau như khoai lang luộc, nấu canh, cháo hoặc soup để thay đổi khẩu vị.
Khoai lang
Đu đủ
Người bị đau dạ dày nên tích cực ăn đu đủ để hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm táo bón, tiêu chảy. Bạn có thể trực tiếp ăn đu đủ hoặc ép lấy nước uống cùng với táo tây để uống thay nước mỗi ngày.
Đu đủ
Gừng
Gừng là một trong những loại gia vị tốt cho sức khỏe và là bài thuốc trong y học phương Đông giúp giảm đau dạ dày, long đờm và kháng viêm. Bạn pha trà và cho thêm một vài lát gừng uống vào mỗi buổi sáng để cải thiện tình trạng đau dạ dày.
Gừng
Bắp cải
Bắp cải là một trong những loại thực phẩm khá phổ biến giàu vitamin, chúng còn biết đến với khả năng hỗ trợ cải thiện tình trạng đau dạ dày. Bạn ăn rau bắp cải luộc, cuộn thịt, salad, nước ép… cũng rất ngon và không thấy bị nhàm chán.
Bắp cải
Ngoài ra cũng có khá nhiều loại thực phẩm khác như cải bó xôi, rau củ quả có màu xanh đậm hoặc màu đỏ, nước ép cà rốt, mật ong, nghệ, nước dừa… đều tốt cho sức khỏe.
Dạ dày là bộ phận vô cùng quan trọng trong hệ tiêu hóa của con người, do đó đừng lơ là trong việc xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt. Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên định kỳ 3 - 6 tháng đi khám tổng quát một lần để phát hiện ra tình trạng bệnh và có biện pháp xử lý ngay từ khi còn trong giai đoạn đầu.
Bình luận
Bài viết liên quan