Bệnh viêm loét dạ dày là gì, có nguy hiểm không?

Bệnh viêm loét dạ dày là gì, có nguy hiểm không?

Viêm loét dạ dày là gì? Liệu có nguy hiểm? Đây là bệnh lý nguy hiểm có thể xuất hiện ở mọi giới tính và lứa tuổi. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm loét dạ dày như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây.


Bệnh viêm loét dạ dày là bệnh gì? Liệu viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Đây là chứng bệnh thường gặp. Trong giai đoạn mới phát hiện, bệnh có thể được chữa trị hoàn toàn. Tuy nhiên viêm loét dạ dày mãn tính sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm, việc chữa trị cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Tìm hiểu kỹ càng về căn bệnh viêm loét dạ dày với nhưng nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị qua bài viết dưới đây.

Bệnh viêm loét dạ dày là gì?

Viêm loét dạ dày là tổn thương lớp niêm mạc bảo vệ cuối cùng của dạ dày, bào mòn đến khi lớp mô bên dưới lộ ra gây viêm và loét. Bệnh viêm loét dạ dày có thể gây nên xuất huyết tiêu hóa nếu ổ loét lớn, chảy máu. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh nhân có thể tử vong do mất máu quá nhiều.

Viêm loét dạ dày tá tràng là tổn thương loét trên tá tràng (phần tiếp nối với dạ dày và phần đầu ruột non). Viêm loét dạ dày có thể gặp ở mọi lứa tuổi, xảy ra nhiều ở người già với hơn 60% tổng số các trường hợp. Tuy nhiên hiện nay bệnh đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa và trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Viêm loét dạ dày cần được chữa trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm.

Viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày

Việc nhận biết nguyên nhân sẽ giúp ích cho việc phòng ngừa cũng như điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả hơn.

Vi khuẩn HP

Nhiễm khuẩn dạ dày HP là nguyên nân gây ra viêm loét dạ dày tá tràng hàng đầu hiện nay. Đây là vi khuẩn có thể lây từ người này sang người khác qua trong sinh hoạt như ăn chung hoặc dùng chung dụng cụ ăn uống...

Stress

Căng thẳng tâm lý kéo dài có kả năng ảnh hưởng xấu, khiến cơ thể sản sinh ra lượng axit bất thường trong dạ dày, lâu ngày dẫn đến viêm loét tá tràng.

Thói quen ăn uống

Sử dụng nhiều đồ uống có cồn, ăn nhiều đồ ăn cay nóng hoặc quá lạnh... có khả năng kích thích, ăn mòn dần lớp nhầy trong dạ dày. Đây cũng có "thủ phạm" gây ra viêm loét dạ dày tá tràng.

Ngoài ra hút thuốc lá cũng có hại cho dạy dày. Trong thuốc lá chứa chất nicotine kích thích cơ thể tiết nhiều cortisol làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày, làm chậm sự lành sẹo đồng thời tăng đề kháng với điều trị.

nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng

Có nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng

Thuốc tây

Sử dụng thời gian dài một số loại thuốc chống viêm không steroid sẽ kích thích lớp lót dạ dày và ruột non, dẫn tới viêm loét dạ dày tá tràng.

Hội chứng Zollinger-Ellison

Sự hình thành của các khối u làm tăng bài tiết hoóc-môn gastrin gây ra hiện tượng tiết nhiều axit trong dạ dày. Axit quá nhiều làm phá hủy lớp lót và gây viêm loét.

Di truyền

Viêm loét tá tràng có tính chất di truyền với tần suất khá cao, có thể xảy ra đồng thời ở cả hai con sinh đôi cùng trứng với tỷ lệ cao hơn khác trứng.

Triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày

Một số dấu hiệu viêm loét dạ dày mà bạn cần lưu ý:

Đau bụng vùng thượng vị

Những cơn đau ở vùng thượng vị (trên rốn) là triệu chứng dễ nhận thấy ở người bị viêm loét dạ dày. Đau có thể từ mức hơi râm ran khó chịu đến đau âm ỉ, dữ dội. Tùy thuộc vào vị trí và mức độ của ổ loét mà tính chất đau có thể khác nhau. Thường đau sau ăn khoảng vài chục phút đến vài giờ đối với loét dạ dày. Loét hoành tá tràng sẽ khiến ban đau lúc đói hoặc sau ăn 2-3 giờ, đau nhiều vào ban đêm.

đau vùng thượng vị

Viêm loét dạ dày khiến người bệnh đau đớn vùng thượng vị

Ợ chua, ợ nóng

Triệu chứng nóng rát thượng vị gây nên ợ chua, ợ nóng có thể do axit trong dạ dày tăng lên bất thường.

Buồn nôn, chán ăn

Viêm loét dạ dày làm mất cân bằng tiêu hóa gây buồn nôn. Đồng thời viêm loét dà dày tá tràng gây đau sau khi ăn, làm mất cảm giác ngon miệng.

Giảm cân đột ngột

Viêm loét dạ dày tá tràng ngăn chặn khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng khiến giảm cân nhanh và đột ngột.

Đi ngoài phân đen

Viêm loét khiến quá trình tiêu hóa hoạt động bất bình thường và có thể gây ra biểu hiện đi ngoài ra phân đen.

Xuất huyết dạ dày

Viêm loét dạ dày nặng có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày với triệu chứng nôn ra máu kèm cảm giác cồn cào, nóng rát. Đây là biểu hiện nghiêm trọng mà khi gặp phải người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Triệu chứng viêm loét dạ dày

Triệu chứng viêm loét dạ dày

Biến chứng viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày nếu không phát hiện và điều tri kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Chảy máu vết loét

Xuất huyết tiêu hóa trên là biến chứng thường gặp nhất của người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Có khoảng 15-25% người bệnh gặp phải biến chứng này, người già thường bị chảy máu nhiều hơn người trẻ. Chảy máu có thể xảy ra do viêm loét tiến triển hoặc cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên.

Thủng hoặc dò ổ loét

Sau khi chảy máu vết loét thì thủng hoặc dò ổ loét chính là biến chứng thứ hai của viêm loét dạ dày. Người bệnh sẽ cảm nhận cơn đau đớn dữ dội như bị dao đâm khi vết loét bị thủng.

Hẹp môn vị

Thường gặp ở ổ loét hoành tá tràng vơi biểu hiện đau vùng thượng vị, nổi gò vùng thượng vị, nôn hết thức ăn cũ ra ngoài.

Ung thư hóa

Tỷ lệ ung thư hóa khi bị viêm loét dạ dày chiếm khoảng 5-10% với thời gian loét kéo dài trên 10 năm.

Biến chứng viêm loét dạ dày

Biến chứng nguy hiểm của viêm loét dạ dày

Điều trị viêm loét dạ dày

Sử dụng thuốc Tây

Căn cứ vào nguyên nhân dẫn tới viêm loét dạ dày mà có thể sử dụng các loại thuốc Tây để điều trị như: Thuốc kháng acid, thuốc giảm tiết acid, thuốc ức chế bơm protin, thuốc tạo màng bọc, thuốc diệt HP....

Bài thuốc dân gian

Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc chữa viêm loét dạ dày đến từ thiên nhiên như:

  • Sử dụng tinh bột nghệ vàng kết hợp với mật ong để giảm tiết dịch vị, chống viêm
  • Sử dụng nước ép nha đam giúp giảm đầy hơi, ứ tiêu, nhuận tràng
  • Sử dụng tinh bột nghệ đen pha nước ấm để kích thích tiêu hóa, ngăn tiết dịch vị

Xây dựng lối sống lành mạnh

  • Thay đổi lối sống là cách phòng nừa và hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày cực kỳ hiệu quả mà người bệnh chắc chắn không nên bỏ qua.
  • Chế độ sinh hoạt: Ăn uống đúng giờ, ăn chậm, nhai kỹ. Tránh bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng, không nên ăn khuya. Không để cơ thể quá dói hoặc quá no.
  • Tránh ăn các loại thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng, quá lạnh, quá ngọt... Hạn chế đồ hộp, thức ăn nhanh và đồ ăn nhiều dầu mỡ.
  • Tránh xa các chất kích thích như rươu bia, thuốc lá, trà, cà phê...
  • Bổ sung viamin A, D, K, B12, acid folic, canxi, sắt, kẽm... từ trứng, sữa, rau xanh... giúp trung hòa acid trong dạ dày tốt hơn.
  • Hạn chế dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để ít ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày nhất có thể.
  • Tập thể dục phù hợp, đều đặn khoảng 30 phút/ngày và mỗi tuần ít nhất 5 ngày để giữ cơ thể khỏe mạnh, tâm trạng thoải mái.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc. Giữ cho tâm trạng thư giãn, tránh căng thẳng lâu ngày gây hại tới sức khỏe.

Ưu và nhược điểm của viêm loét dạ dày

Ưu và nhược điểm của các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Trên đây Khỏe Là Hạnh Phúc đã cung cấp thông tin về bệnh viêm loét dạ dày, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị cũng như phòng ngừa viêm loét dạ dày hiệu quả. Hy vọng rằng bạn đã có thêm được những kiến thức bổ ích để đối phó với căn bệnh này, tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

1 lượt
Vote :