Ung thư dạ dày là bệnh ác tính tương đối phổ biến tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, dễ gây di căn và tử vong nếu không được phát hiện kịp thời. Cùng Khỏe Là Hạnh Phúc tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.
Ung thư dạ dày là gì?
Ung thư dạ dày là tình trạng các cấu trúc tế bào bình thường trong dạ dày tăng sinh, phát triển bất bình thường và mất kiểm soát dẫn đến tình trạng hình thành các khối u. Khi bệnh tiến triển nặng, khối u ác tính sẽ ngày càng lớn dần, lan rộng ra xung quanh sau đó di căn đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm gây ra tác động xấu tới sức khỏe, thậm chí gây ra tử vong.
Ung thư dạ dày là căn bệnh ác tính nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh
Giai đoạn ung thư dạ dày
Giai đoạn 0
Giai đoạn 0 hay còn gọi là giai đoạn đầu (giai đoạn sớm) khi các tế bào ung thư mới nằm ở lớp niêm mạc dạ dày, gọi là ung thư biểu mô.
Giai đoạn 1
Giai đoạn này các tế bào ung thư bắt đầu quá trình xâm lấn vào lớp thứ 2 của dạ dày, tuy nhiên vẫn chưa lây lan sang các cơ quan khác. Thông thường, kích thước khối u ở giai đoạn đầu rất nhỏ nên không ảnh hưởng đến tiêu hóa dạ dày, muốn phát hiện cần phải thực hiện tầm soát ung thư.
Giai đoạn 2
Tế bào ung thư đã xâm lấn được qua lớp niêm mạc dạ dày trở thành ung thư dưới cơ. Ở giai đoạn này đã bắt đầu xuất hiện vài biểu hiện rõ ràng hơn như buồn nôn, đau bụng...
Giai đoạn 3
Tế bào ung thư lan rộng ra hạch bạch huyết và các cơ quan khác ở xa hơn khắp cơ thể.
Giai đoạn 4
Ung thư đã di căn khắp cơ thể hay còn gọi là giai đoạn cuối của ung thư dạ dày. Ở giai đoạn này, cơ hội sống của người bệnh là rất mong manh.
Ung thư dạ dày cần được phát hiện sớm để kết quả điều trị có hiệu quả
Nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày
Nguyên nhân
Ung thư dạ dày xảy ra chủ yếu bởi lối sống thiếu lành mạnh, chế độ ăn uống thiếu khoa học ngày nay. Bệnh có những nguyên nhân như sau:
- Tổn thương tiền ung thư
Niêm mạc dạ dày bị teo lại, các tế bào niêm mạc dạ dày biến đổi hình thái như tế bào tại đại tràng và ruột (hay còn gọi là chuyển ruột), tế bào niêm mạc dạ dày biến đổi cấu trúc, thoái khỏi kiểm soát của cơ thể (nghịch sản)
- Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori)
Vi khuẩn HP gây ra nhiều vấn đề như viêm loét dạ dày, phá hủy niêm mạc dạ dày có thể dẫn tới xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày... và nhiều tổn thương tiền ung thư.
- Béo phì
Người bị béo phì có nguy cơ cao mắc phải ung thư dạ dày hơn những người khác, đặc biệt là ung thư phần tâm vị.
- Nhóm máu
Ngươi có nhóm máu A dễ mắc phải ung thư dạ dày hơn các nhóm máu khác như O, B, AB.
- Di truyền
Tỷ lệ di truyền gen viêm teo dạ dày từ mẹ sang con là 48%. Sự đột biến di truyền của CDH1 hay mắc phải hội chứng di tuyền khác liên quan đến ung thư dạ dày.
- Phẫu thuật dạ dày
Những người có tiền sử từng thực hiện các ca phẫu thuật dạ dày có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn người bình thường, thường là khoảng 15-20 năm sau khi phẫu thuật.
- Tuổi tác
Người càng cao tuổi thì càng có nhiều nguy cơ mắc ung thư dạ dày, đặc biệt là những người ở sau độ tuổi 50.
- Giới tính
Nam giới có tỷ lệ mắc phải ung thư dạ dày cao gấp 2 lần so với nữ giới.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày
Đối tượng có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao
- Người có chế độ ăn nhiều muối như thịt cá ướp muối, thịt hun khói, dưa muối, thịt nướng...
- Ăn thực phẩm bị nấm mốc, bảo quản kém chất lượng
- Người bị thiếu máu ác tính
- Chế độ sinh hoạt không lành mạnh, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia
- Có khối u nhỏ, lành tính tron dạ dày
- Người bị viêm dạ dày lâu năm.
Biểu hiện ung thư dạ dày
Triệu chứng của ung thư dạ dày thường khá mơ hồ và dễ dàng nhầm lẫn thành các bệnh khác nên rất khó chuẩn đoán ở giai đoạn sớm. Vậy nên khi thấy bất kỳ biểu hiện nào dưới đây thì bạn nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để được thăm khám và tư vấn kịp thời:
Trướng bụng, đầy hơi: Triệu chứng này xuất hiện trong giai đoạn sớm của ung thư dạ dày với hơn 70% người có biểu hiện và sẽ tồn tại trong cả quá trình mắc bệnh.
Ợ chua, nóng ruột: Đây là biểu hiện dễ nhầm lẫn với đau hoặc viêm dạ dày thông thường. Thậm chí nhiều trường hợp ăn xong có cảm giác ợ nóng, khó chịu đi khám cũng có thể chẩn đoán nhầm thành viêm dạ dày.
Sụt cân, thiếu máu, mệt mỏi: Người bệnh ung thư dạ dày thường cảm thấy mệt mỏi, không có hứng thú ăn uống dẫn đến sụt cân nghiêm trọng.
Người bị ung thư dạ dày có biểu hiện đau bụng, sụt cân, người luôn mệt mỏi
Xuất huyết: Người mắc bệnh thời gian dài có thể bị xuất huyết đường tiêu hóa, nôn ra máu, đại tiện phân đen...
Khi khối u ngày một lớn thì người bệnh sẽ gặp các cơn đau bụng dữ dội và thường xuyên hơn, dù cho dùng thuốc giảm đau cũng không có tác dụng gì. Khối u lớn gây ra nhiều biến chứng như thủng dạ dày, hoại tử, xuất huyết...
Triệu chứng khác: Ung thư dạ dày vùng hang vị có thể có hiện tượng mắc nghẹn, nôn ói, ung thư dạ dày gây thủng dạ dày cấp, viêm phúc mạc, táo bón, đau bụng nghiêm trọng...
Triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường rõ ràng và dễ nhận biết nhưng lúc này khối u đã di căn thì khó có thể cứu chữa được nữa.
Ung thư dạ dày có chữa được không?
Ung thư dạ dày có thể điều trị được bằng các phương pháp:
Phẫu thuật
Ung thư dạ dày giai đoạn sớm có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật để cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày, sau đó bệnh nhân có thể ra viện.
Với ung thư dạ dày giai đoạn cuối, phẫu thuật tạm thời có thể lập lại lưu thông tiêu hóa, kéo dài cuộc sống cho người bệnh.
Hóa chất trị liệu
Sử dụng các loại thuốc chống ung thư đặc biệt. Với ung thư dạ dày giai đoạn sớm, hóa trị có thể dùng kết hợp với xạ trị để hỗ trợ cho phẫu thuật, tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót trong cơ thể. Hóa trị có thể gây ra tác dụng phụ tạm thời cho người bệnh.
Điều trị bằng tia xạ
Tia phóng xạ được sử dụng để diệt các tế bào của ung thư, được tính toán chính xác vị trí ung thư để giảm ảnh hưởng tới các mô lành. Điều trị bằng tia xạ được thực hiện chủ yếu sau phẫu thuật ung thư dạ dày để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại, có thể dùng với hóa trị để làm nhỏ khối u cũng như giảm các triệu chứng cho người bệnh.
Phát hiện các dấu hiệu bất thường trong dạ dày bằng cách tầm soát ung thư dạ dày
Trên đây là những thông tin về ung thư dạ dày mà bạn cần biết. Khi mắc bệnh, chúng ta cần tuân theo chỉ định điều trị của bác sĩ để bệnh chuyển biến tích cực. Đồng thời mỗi người chúng ta hiện nay cần có chế độ sống, sinh hoạt lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học để phòng tránh ung thư dạ dày. Hi vọng rằng bài viết đã giúp ích được bạn trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân.
Bình luận
Bài viết liên quan