Bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì

Bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì

Bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì? Ngộ độc thực phẩm thường có các biểu hiện tiêu chảy, buồn nôn giúp loại chất độc ra khỏi cơ thể, tuy nhiên điều này cũng khiến cơ thể mất nước và các chất điện giải. Cùng Khỏe Là Hạnh Phúc tìm hiểu ngộ độc thức ăn ăn được gì, nguyên nhân và cách xử lý qua bài viết dưới đây nhé?


Bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì

Bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì? Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính đột ngột do ăn phải thức ăn hoặc nước uống bị lây nhiễm mầm bệnh hoặc có độc, khiến người bệnh khó chịu, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy...

ngộ độc thức ăn nên ăn gì

Ngộ độc thực phẩm gây khó chịu, nôn ói

Tuy ngộ độc thực phẩm thường không nghiêm trọng nhưng nếu không xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Tránh ăn uống vài giờ sau khi ngộ độc thực phẩm để dạ dày ổn định lại và nghỉ ngơi hợp lý sau đó nên dùng những loại thực phẩm tốt sau:

Bù nước và chất lỏng

Nôn và tiêu chảy làm cơ thể mất nước và các chất điện giải quan trọng, khiến người bị ngộ độc mệt mỏi và suy yếu hơn. Bởi vậy nên điều đầu tiên và vô cùng quan trọng là bù đủ nước và các chất điện giải bằng cách uống nước lọc, oresol, trà hoặc nước canh, nước trái cây.

Cơm hoặc cháo trắng

Cơm gạo trắng hoặc cháo trắng là thức ăn tốt được lựa chọn sau khi ngộ độc thực phẩm vì nạp đủ năng lượng cho cơ thể mà không gây kích thích dạ dày. Bạn có thể ăn cơm với thịt gà hoặc canh rau, ăn nhạt để nhẹ nhàng hơn với dạ dày với hệ tiêu hóa.

ngộ độc thức ăn nên ăn gì

Các loại thực phẩm nên ăn khi bị ngộ độc thực phẩm

Ăn trái cây

Trái cây gồm các carbohydrate phức tạp và đường tự nhiên cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên cần lưu ý không phải trái cây nào cũng có lợi sau khi ngộ độc thực phẩm. Chuối là loại quả tốt khi ngộ độ thực phẩm giúp làm dịu dạ dày và giảm hẳn cảm giác buồn nôn.

Súp cà rốt

Súp cà rốt ổn định dạ dày và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nếu mẹ thắc mắc trẻ bị ngộ độc thực ăn nên làm gì thì có thể lựa chọn súp cà rốt cho bé. Đây cũng là món được chọn lựa khi trẻ bắt đầu ăn dặm bổ sung. Các pectin trong cà rốt hạn chế tình trạng tiêu chảy.

Gừng và mật ong

Một số cách sử dụng gừng giúp giảm bớt hậu quả ngộ độc thức ăn nhẹ như uống trà gừng cùng 1 vài giọt nước gừng và một ít mật ong pha vào cốc. Ngoài ra bạn có thể ngậm và nhai vài lát gừng tươi cũng rất tốt. Gừng làm dịu dạ dày, có tính kháng khuẩn giúp chống lại các mầm bệnh khiến cơ thể khó chịu.

Ngộ độc thức ăn có nguy hiểm không

Ngộ độc thức ăn thường không nguy hiểm, tuy nhiên bạn nên đến khám bác sĩ nếu gặp các dấu hiệu sau:

  • Nôn ói thường xuyên
  • Nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu
  • Tiêu chảy kéo dài trên 3 ngày
  • Đau bụng dữ dội
  • Nhiệt độ trong miệng cao hơn 38,6 độ C
  • Khô miệng, khát nước, đi tiểu ít hoặc không tiểu. Cơ thể yếu ớt trầm trọng, hoa mắt, chóng mặt
  • Tầm nhìn mờ nhòe, cơ yếu và cánh tay ngứa ran.

ngộ độc thức ăn nên ăn gì

Triệu chứng khi bị ngộ độc thức ăn

Nguyên nhân ngộ độc thức ăn

Có mấy nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn? Bạn có thể bị ngộ độc khi ăn phải thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm độc trong quá trình sản xuất  hay quá trình chế biến. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm thường do vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng có hại chưa được tiêu diệt trong thức ăn xâm nhập vào cơ thể, trong đó nguyên nhân hàng đầu là virus sau đó là vi khuẩn.

Ngoài ra còn có nguyên nhân do chất độc sản sinh ra bởi vi khuẩn, có sẵn trong thức ăn hoặc chuyển hóa từ một số hóa chất nhất định.

ngộ độc thức ăn nên ăn gì

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm do ăn phải thực phẩm nhiễm độc

Ngộ độc thực phẩm và cách xử lý

Xử trí ngộ độc thức ăn đúng nhất tại nhà, đầu tiên là bạn cần phải nôn hết lượng thực ăn đã ăn vào ra ngoài. Tuy nhiên đối với trẻ em, bạn không nên cố gây nôn cho trẻ vì dễ gây sặc. Sau khi nôn hết, bạn có thể nghỉ ngơi sau đó uống nước và oresol để bù điện giải. Đa phần các trường hợp bị ngộ độc thực phẩm đều có thể tự khỏi sau khi đẩy hết thức ăn có độc ra ngoài mà không cần điều trị.

Nếu người bệnh có các triệu chứng nghiêm trọng hơn thì cần sơ cứu và nhanh chóng đưa vào viện để được điều trị. Nếu người co giật, ngừng tim thì cần hô hấp nhân tạo. Nếu người bệnh hôn mê thì cần đặt người bệnh nằm đầu thấp, nghiêng một bên để tránh chất nôn tràn vào phổi.

Trên đây là lời khuyên bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì và một số điều cần biết về ngộ độc thực phẩm buồn nôn, cách xử trí khi ngộ độc thực phẩm mà Khỏe Là Hạnh Phúc muốn chia sẻ tới bạn. Để phòng chống ngộ độc thực phẩm mùa hè, bạn cần chú ý quá trình lựa chọn nguyên liệu thực phẩm và quá trình nấu nướng. Ngoài ra bạn cũng nên chọn quán ăn đạt vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Đừng quên theo dõi Khỏe Là Hạnh Phúc để cập nhật thêm nhiều bài viết bổ ích khác về sức khỏe nhé!

>>> Xem thêm:

1 lượt
Vote :