Bệnh đau mắt đỏ có lây không
Đau mắt đỏ lây qua đường nào? Bệnh đau mắt đỏ là bệnh viêm kết mạc khiến lòng trắng của mắt có màu hồng hoặc chuyển màu đỏ. Do kết mạc bị viêm nhiễm khiến lược máu lưu thông về khu vực này nhiều hơn bình thường.
Đau mắt đỏ do một loại virus hoặc siêu vi khuẩn gây ra, cũng có thể do các nguyên nhân như dị ứng, hóa chất, ô nhiễm không khí... với triệu chứng ban đầu là mắt nóng rát, có cảm giác đau đớn và cộm mắt. Mắt nhìn mờ hơn, phần mí mắt bị sưng nề và có dấu hiệu chảy nhiều nước mắt.
Bệnh đau mắt đỏ là một bệnh rất dễ lây lan, đặc biệt qua các con đường trực tiếp và gián tiếp.
Các dạng bệnh đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ lây qua đường nào
Vậy bệnh đau mắt đỏ lây như thế nào? Bệnh đau mắt đỏ thường lây qua đường trực tiếp như:
- Sử dụng chung các đồ về sinh cá nhân như khăn mặt, chậu rửa mặt...
- Dùng chung nguồn nước tại nhà hoặc nguồn nước công cộng
- Bắt tay người bệnh rồi đưa lên dụi mắt, sờ vào mũi hoặc vào miệng
Ngoài ra bệnh cũng có thể lây qua con đường gián tiếp như:
- Thông qua vật trung gian như các loại ruồi nhặng, ấm chén, bát đĩa...
- Cầm nắm, chạm vào vật dụng nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh như nắm cửa, nút bấm cầu thang
- Virus đau mắt đỏ cũng rất dễ lây lan qua đường hô hấp khi người bệnh nói chuyện, ho, sổ mũi... virus sẽ theo các giọt bắn ra bên ngoài môi trường.
Đau mắt đỏ thường xảy ra cùng lúc ở nhiều người do tốc độ lây lan nhanh chóng. Hiện chưa có vắc xin hoặc thuốc đặc trị đau mắt đỏ do virus mà thường tự khỏi nhờ vào sức đề kháng của người bệnh.
Đau mắt đỏ gây khó chịu, đau đớn và bất tiện trong sinh hoạt
Người bị đau mắt đỏ có thể lây lan cho những người khác qua các con đường trên ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng và trong thời kỳ ủ bệnh. Ngay cả người bệnh khỏi cũng có khả năng lây lan cho người khác trong vòng 1 tuần nên bạn cần hết sức lưu ý.
Còn vấn đề khiến rất nhiều người thắc mắc là đau mắt đỏ có lây qua nhìn không? Các chuyên gia nhãn khoa đã khẳng định không có chuyện đau mắt đỏ lây qua đường nhìn. Vì đau mắt do virus nên bệnh nhân bị đau mắt đỏ có thể lây cho người khác qua nói chuyện, tiếp xúc không nhất thiết phải nhìn hay chạm vào mắt.
Đau mắt đỏ nếu được chữa trị kịp thời sẽ không gây biến chứng nhưng nếu trị không dứt điểm hoặc tự ý dùng thuốc không đúng cách có thể gây nguy cơ viêm, loét giác mạc. Việc đeo kính tuy không loại bỏ hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm đau mắt đỏ nhưng cũng có thể giảm thiểu khả năng gây bệnh. Nếu người trong nhà hoặc người bạn tiếp xúc bị đau mắt đỏ thì bạn cần hết sức lưu ý các con đường lây nhiễm trên để tránh bị bệnh.
Trẻ em rất dễ bị lây đau mắt đỏ
Nên làm gì khi bị đau mắt đỏ để không lây lan cho người khác và chóng khỏi:
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt như dùng riêng các loại vật dụng vệ sinh cá nhân, dùng riêng khăn mặt
- Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, nước rửa tay và nước ấm nhiều lần mỗi ngày
- Không dụi hoặc sờ vào mắt bị nhiễm trùng. Đặc biệt không sờ tay lên bên mắt bị nhiễm trùng rồi lại sờ vào mắt còn lại.
- Sử dụng khăn giấy thay vì khăn vải hay khăn lông để rửa tay, rửa mặt và lau khô. Nếu không thể làm vậy thì cũng cần tránh cho người khác tiếp xúc với khăn đã sử dụng của mình
- Giặt riêng tất cả các loại khăn mặt, khăn bông của người bị đau mắt đỏ với người khác trong gia đình. Phơi thật khô hoặc sấy trong máy sấy nóng nếu có thể.
- Khi mắc bệnh cần nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế tối đa việc giao tiếp để tránh lây lan cho người khác
- Nếu có thể thì nên nghỉ học, nghỉ làm để tránh đau mắt đỏ lây lan
- Không dùng lại thuốc cũ đã sử dụng hoặc dùng chung thuốc với người khác để tránh vi khuẩn xâm nhập
Các cách phòng chống đau mắt đỏ lây lan
Đau mắt đỏ tuy là bệnh mắt nhẹ và thường không gây biến chứng nhưng lại rất dễ lây lan nhanh ra cộng đồng. Bài viết trên đây Khỏe Là Hạnh Phúc đã chia sẻ tới bạn đau mắt đỏ lây qua đường nào cũng như những cách phòng tránh hợp lý.
Khi bị bệnh bạn cần để mắt nghỉ ngơi, điều trị cách ly, sử dụng thuốc và các sản phẩm bổ mắt theo đơn của bác sĩ nhãn khoa, hạn chế đi lại và giao tiếp tránh lây lan cho người khác. Nếu bắt buộc phải đi lại cần đeo kính râm để bảo vệ mắt lúc này đang rất nhạy cảm, yếu ớt và cũng tránh nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng.
>>> Xem thêm:
Bình luận
Bài viết liên quan