Phân biệt nhồi máu cơ tim và đột quỵ ai cũng phải biết

Phân biệt nhồi máu cơ tim và đột quỵ ai cũng phải biết

Nhồi máu cơ tim và đột quỵ là các căn bệnh nguy hiểm hàng đầu dễ dàng cướp đi sinh mệnh của con người. Do đó bạn nên tìm hiểu tường tận mọi thông tin liên quan tới bệnh này.


Nhồi máu cơ tim và đột quỵ là một trong những căn bệnh dễ dàng cướp đi sinh mệnh của con người nhanh chóng nhất. Tuy nhiên theo thống kê năm 2019, số người bị đột quỵ và nhồi máu cơ tim tăng lên rất nhiều so với năm 2018. Con số này đang đứng trên tình trạng báo động. Thực tế, cũng có khá nhiều người không phân biệt được nhồi máu cơ tim và đột quỵ khác nhau như thế nào mặc dù chúng rất nguy hiểm. Hiểu được điều đó, Khỏe là hạnh phúc sẽ giúp bạn phân biệt rõ ràng sự khác nhau của nhồi máu cơ tim và đột quỵ trong bài viết này. Bạn hãy tham khảo nhé.

Như thế nào là nhồi máu cơ tim và đột quỵ?

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ hay còn có tên gọi khác là tình trạng tai biến mạch máu não xảy ra khi mạch vận chuyển máu lên não bị tắc nghẽn khiến cơ quan đầu não bị thiếu máu. Đây là trường hợp đột quỵ do thiếu máu. Trường hợp khác là mạch máu bị đứt làm chảy máu não thì gọi là đột quỵ xuất huyết não. Cả hai loại này đều liên quan trực tiếp đến hệ thần kinh. Nếu chữa trị kịp thời thì cũng ít nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống hiện tại như khó khăn trong việc di chuyển, vận động hay nói như bình thường. Những người bị đột quỵ có thể đột ngột không nói được, không cử động tay chân, cảm thấy tê bì chân tay hoặc nặng hơn là đột ngột hôn mê. Đây đều là những triệu chứng liên quan trực tiếp với đột quỵ, do đó nếu có thể thì bạn nên chóng đưa người bệnh đến bệnh viện để được khám và phát hiện kịp thời. 

 

Đột quỵ

Đột quỵ hay còn có tên gọi khác là tình trạng tai biến mạch máu não xảy ra khi mạch vận chuyển máu lên não bị tắc nghẽn

Nhồi máu cơ tim là gì?

Nhồi máu cơ tim là hiện tượng đau thắt vùng ngực đột ngột, người bệnh khó thở. Đây là một trong những dấu hiệu ban đầu của nhồi máu cơ tim kèm theo đó là toát mồ hôi lạnh bởi tim không được bơm máu đi khắp các bộ phận trong cơ thể. Nếu tim không bơm máu lên não được dẫn tới người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều người nhầm lẫn giữa đột quỵ với nhồi máu cơ tim.

Đột quỵ và nhồi máu cơ tim đều ảnh hưởng tới não bộ và tim đột ngột. Máu không mang oxy lên não khiến não ngưng hoạt động và chết trong vòng vài giây sau đó. Đối với những phần não không hoạt động thì các cơ quan tương ứng cũng không hoạt động. Đây là nguyên nhân khiến nhiều người bị tê, liệt nửa người, méo miệng, hôn mê. Trường hợp tắc mạch máu hoặc vỡ mạch máu não không kịp cứu chữa sớm thì hầu như không còn cơ hội sống. Do đó gia đình có người không may bị đột quỵ hay nhồi máu cơ tim thì nên nhanh chóng đưa người bệnh tới bệnh viện trong thời gian từ 3 - 4.5 giờ ngay sau khi phát bệnh.

 

Nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là hiện tượng đau thắt vùng ngực đột ngột, người bệnh khó thở

Các triệu chứng của nhồi máu cơ tim và đột quỵ

Nhồi máu cơ tim và đột quỵ còn tùy thuộc vào khá nhiều yếu tố như tuổi tác, giới tính, sức khỏe tổng thể và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Thường những người già, ít vận động sẽ có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và đột quỵ hơn người trẻ tuổi. Các triệu chứng cụ thể của hai căn bệnh này như sau.

Triệu chứng nhồi máu cơ tim

Người bị nhồi máu cơ tim rất dễ phát hiện được bằng mắt thường cụ thể như:

  • Đau ngực dữ dội
  • Khó thở 
  • Đau hàm, lưng, cánh tay, bàn tay trái (các bộ phận gần tim) kéo dài trong nhiều phút. Các cơn đau lúc đầu ít sau đó tần suất xuất hiện nhiều hơn và dày hơn 
  • Đổ mồ hôi lạnh
  • Nôn nao, khó chịu trong người
  • Buồn nôn và nôn
  • Chóng mặt
  • Tim đập nhanh bất thường.

Triệu chứng của đột quỵ

Cũng như nhồi máu cơ tim, các triệu chứng của đột quỵ cũng có thể phát hiện bằng mắt thường qua hoạt động hàng ngày như:

  • Một mắt nhìn không rõ 
  • Đột nhiên bị tê liệt nửa cơ thể 
  • Đuối sức đột ngột 
  • Mất trí nhớ tạm thời, đầu óc lẫn lộn
  • Khó phát âm, không hiểu được người khác nói 
  • Không có khả năng đứng vững, chóng mặt, mất thăng bằng 
  • Đau đầu dữ dội mà không rõ nguyên nhân.

Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim và đột quỵ

Nhìn chung nhồi máu cơ tim và đột quỵ đều xuất phát từ tắc nghẽn mạch máu dẫn tới lượng oxy không tới nuôi dưỡng cho não được.

Nguyên nhân của nhồi máu cơ tim

Nguyên nhân chính gây ra nhồi máu cơ tim là do động mạch vành dẫn máu từ tim lên não bị thu hẹp do huyết khối và các mảng bám cholesterol tích tụ trên thành mạch. Việc chuyển máu lên não bị ảnh hưởng nhiều, đặc biệt là khi có huyết khối đi qua vùng động mạch vành bị hẹp dẫn tới lượng máu bị tích tụ lại không vận chuyển được cũng như các bộ phận trên cơ thể không đủ máu để hoạt động gây ra nhồi máu cơ tim.

 

 

nhồi máu cơ tim

Nguyên nhân chính gây ra nhồi máu cơ tim là do động mạch vành dẫn máu từ tim lên não bị thu hẹp

Nguyên nhân của đột quỵ

Đột quỵ là do thiếu máu lên não cục bộ, các huyết khối trong mạch máu não cắt đứt lưu lượng máu lưu thông lên não hoặc các động mạch cảnh mang máu lên não bị tích tụ tạo thành các mảng bám. Đột quỵ còn do xuất huyết khi huyết áp cao. Trong trường hợp huyết áp cao dẫn tới căng động mạch và vỡ ra rò rỉ và các mô xung quanh cũng khiến người bệnh bệnh vị đột quỵ. 

 

 

nhồi máu cơ tim

Đột quỵ là do thiếu máu lên não cục bộ, các huyết khối trong mạch máu não cắt đứt lưu lượng máu lưu thông lên não

Yếu tố và chẩn đoán bệnh nhồi máu cơ tim và đột quỵ như thế nào?

Đột quỵ và nhồi máu cơ tim đều xuất phát từ các hoạt động hàng ngày không khoa học, người thường xuyên hút thuốc lá, có cholesterol trong máu cao, tuổi tác, cao huyết áp hay gia đình từng có người bị một trong hai bệnh trên.

Mỗi một bệnh sẽ có phương pháp chẩn đoán riêng biệt. Đối với đột quỵ, bác sĩ sẽ tiến hành tìm hiểu các triệu chứng của bệnh nhân, theo dõi biểu hiện và tiền sử bệnh trước đây. Tiếp theo là tiến hành chụp CT não hoặc MRI để xác định chính xác được vùng não bị ảnh hưởng và xây dựng phương pháp điều trị đúng nhất.

Trong khi đó chẩn đoán nhồi máu cơ tim thì cần có điện tâm đồ, xét nghiệm máu, men tim và siêu âm tim. Người bệnh xét nghiệm nhồi máu cơ tim không tốn quá nhiều thời gian như đột quỵ.

Phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim và đột quỵ

Phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim

Việc đầu tiên bạn cần làm là xây dựng lại kế hoạch sinh hoạt và luyện tập hàng ngày bởi đây là cách điều trị nhồi máu cơ tim đơn giản và tốt nhất cho người bệnh. Bên cạnh đó, những người bị nhồi máu cơ tim còn có thể tiến hành phẫu thuật nong mạch vành hoặc ghép động mạch vành. Ghép động mạch vành còn có tên gọi khác là phẫu thuật bắc cầu, tức là lấy một mạch máu từ bộ phận khác để thay thế phần mạch bị tắc. 

Trong khi đó nong mạch vành bằng stent là kỹ thuật dùng một ống thông nhỏ có gắn bóng và giá đỡ kim loại vào động mạch đùi và động mạch quay ở cổ tay đến động mạch vành của người bệnh. Tới chỗ bị tắc nghẽn thì phần bóng được thổi phồng nhằm mở rộng lòng mạch và đưa giá đỡ vào nhằm duy trì lượng máu được lưu thông bình thường. Hiện tại phương pháp nong mạch vành bằng stent đang được ứng dụng rộng rãi. Sau khi qua cơn nguy kịch, người bệnh cần phải tiến hành buổi trị liệu hồi phục chức năng tim kéo dài trong vài tuần kem theo chế độ ăn uống tốt cho tim.

 

nhồi máu cơ tim

Những người bị nhồi máu cơ tim còn có thể tiến hành phẫu thuật nong mạch vành hoặc ghép động mạch vành

Phương pháp điều trị đột quỵ

Phương pháp điều trị đột quỵ là sử dụng các chất kích hoạt plasminogen mô (tPA) nhằm phá vỡ các cục máu đông sau đó tiến hành sử dụng các thiết bị và lấy cục máu đông ra khỏi mạch máu. Thông thường đột quỵ cần được tiến hành phẫu thuật nhanh chóng để chữa các mạch máu bị hỏng. Trường hợp mạch máu không thể chữa trị được thì phải dùng kẹp đặc biệt để cố định lại phần mạch máu bị đứt. 

 

điều trị đột quỵ

Phương pháp điều trị đột quỵ là sử dụng các chất kích hoạt plasminogen mô (tPA) nhằm phá vỡ các cục máu đông

Sơ cứu bệnh nhân đột quỵ và nhồi máu cơ tim

Đối với bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim

Bước 1: Gọi cấp cứu và tiến hành sơ cứu

Bạn cần để bệnh nhân có không khí để thở và dùng thêm aspirin hoặc nitroglycerin để hô hấp dễ dàng hơn.

Bước 2: Ép tim

Bệnh nhân cần được nằm ở tư thế thoải mái, tay chân duỗi thẳng, bạn tiến hành ép tim mỗi giây 1 lần.

Bước 3: Hô hấp nhân tạo

Trước khi hô hấp nhân tạo, cần nới lỏng quần áo của bệnh nhân, kiểm tra dị vật có trong miệng và lấy ra ngoài nếu có. Tiến hành hô hấp nhân tạo đều đặn trước khi nhân viên y tế tới kịp thời.

Đối với bệnh nhân bị đột quỵ

Bước 1: Gọi cấp cứu

Bước 2: Nới rộng quần áo, khăn quàng hay thắt lưng rồi đặt người bệnh nhân nằm nghiêng sang một bên

Bước 3: Kiểm tra liên tục tình trạng hiện tại của bệnh nhân

  • Nếu tim ngừng đập thì tiến hành ép tim và hô hấp nhân tạo
  • Nếu nôn thì cần xoay người bệnh nhân sang một bên tránh không cho đờm hay nước dãi chui vào phổi
  • Không ăn hay uống bất cứ thứ gì tránh bị sặc hoặc tắc đường thở.

Bước 4: Ghi lại tất cả các loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng để bác sĩ kiểm tra.

Hi vọng với những thông tin mà chúng mình chia sẻ ở trên, các bạn đã hiểu rõ và phân biệt rõ hai bệnh này. Hãy theo dõi thường xuyên các biểu hiện của các thành viên trong gia đình và đi khám định kỳ để phát hiện ra bệnh tình trong thời gian sớm nhất nhé.

>>> Xem thêm: Phân biệt tai biến mạch máu não và đột quỵ

1 lượt
Vote :