Bụi mịn và những tác hại của nó bạn nhất định nên biết 

Bụi mịn và những tác hại của nó bạn nhất định nên biết 

Bụi mịn tồn tại nhiều trong không khí, nhất là khi tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Chúng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và môi trường xung quanh chúng ta.


Trong thời gian gần đây ô nhiễm môi trường đang được đặt lên hàng đầu bởi độ ô nhiễm đạt ngưỡng báo động, đặc biệt là tại những khu vực thành thị như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù nghe truyền thông báo động về bụi mịn nhưng có rất ít người hiểu tường tận về bụi mịn cũng như các tác hại của nó đối với sức khỏe. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về bụi mịn thì hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. 

Bạn biết gì về bụi mịn?

Bụi là hỗn hợp phức tạp tồn tại trong không khí dưới dạng lỏng hoặc dạng rắn. Bụi mịn lát các hạt vô cơ hoặc hữu cơ có chứa các thành phần như: NaCl, bụi khoáng, H2O , NO3, SO4, NH3, Cacbon đen… Có thể gọi chung các thành phần trên là PM (Particulate Matter). Bụi mịn có 4 loại với kích thước khác nhau cũng như các tác hại cũng khác nhau:

  • PM0,1: Dạng bụi mịn có kích thước siêu nhỏ dưới 0,1 µm
  • PM1,0: Đây là loại bụi mịn có kích thước khá nhỏ, có thể nhỏ hơn hoặc bằng 1 µm.
  • PM2,5: Những hạt bụi có kích thước đỏ hơn hoặc bằng 2,5 µm, đây cũng là loại bụi mịn độc hại hàng đầu, có khả năng gây ra ung thư cao cho con người.
  • PM10: Những hạt bụi có kích thước từ 2,5 đến 10 µm. 

  Bụi mịn

Bụi mịn hỗn hợp phức tạp tồn tại trong không khí dưới dạng lỏng hoặc dạng rắn

Thông thường, các hạt bụi loại PM2,5 và PM10 được sinh ra từ các vụ hỏa hoạn, sa mạc, khói từ núi lửa hoặc các cơn bão cát. Đặc biệt, các hoạt động thường ngày của con người như hút thuốc lá, đốt rác thải, khí thải công nghiệp, bụi đường phố… cũng là nguyên nhân sinh ra bụi mịn PM2,5. Trong giai đoạn 4 tháng cuối năm 2019, Giám đốc trung tâm Quan Trắc và Phân tích môi trường TPHCM Cao Tung sơn đã cho biết: “Ngày 18 - 22/9 đã xảy ra hiện tượng sương mù quang hóa. Cùng với đó là hơn 30 vị trí khác trong khu vực thành phố cũng xuất hiện hiện tượng bụi lơ lửng tăng gấp 2,2 lần so với bình thường. Đặc biệt trong ngày 20/0, lượng bụi mịn PM2,5 và PM10 tăng đột biến 25 - 50% vượt qua mức báo động đỏ. 

Bụi mịn khác với sương mù như thế nào?

Sương mù là hiện tượng khá phổ biến ở nước ta thường xuất hiện nhiều vào khoảng thời gian từ cuối mùa thu đến đầu xuân. Ngoài ra, khi khí hậu thay đổi nhiều cũng khiến cường độ xuất hiện bụi mịn ngày một nhiều hơn. Sương mù hình thành khi độ ẩm trong không khí cao trong khi nhiệt độ tương đối thấp dẫn đến chênh lệch mà sinh ra sương mù. Tốc độ gió yếu hoặc lặng gió khiến cho quá trình sinh ra sương mù nhanh chóng hơn. Tại những ao, hồ mỗi buổi sớm mai thường có một lớp màng mỏng trên mặt hồ, đó là sương mù do độ ẩm ở đây cao và nhiệt độ mặt đệm thấp hơn. 

Bụi mịn

Bụi mịn độc hại hơn sương mù rất nhiều

Trong khi đó, sương mù quang hóa là một dạng của ô nhiễm không khí thường xuất hiện tại tầng đối lưu của khí quyền khi ánh sáng mặt trời phản ứng với các khí thải sinh ra khí ozone và các loại andehit. Hiện tượng bụi mịn này cực kỳ độc hại khi con người hít phải các chất bụi bẩn này. Nồng độ càng cao thì không khí tụ đọng lại không di chuyển được sinh ra lớp màng tương tự như sương mù. Khi sương mù quang hóa ở nồng độ cao gần mặt đất sẽ giết chết mô thực vật, khiến cây cối chết và tiêu diệt quần xã sinh vật.

Nhìn chung sương mù và bụi mịn đều ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Chúng đều hạn chế tầm nhìn đối với giao thông và đặc biệt là ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của con người. Tuy nhiên, sương mù quang hóa độc hại hơn cả bởi ngoài việc hạn chế tầm nhìn, nó khả năng gây bệnh về đường hô hấp, kích thích tế bào ung thư phát triển, giết chết tế bào mô… 

Bụi mịn PM2,5

Bụi mịn PM2,5 là gì?

Bụi mịn PM2,5 là loại nguy hiểm nhất trong tất cả các loại bụi, mặc dù chúng có kích thước chỉ bằng 1/20 chiều rộng của sợi tóc nhưng lại có khả năng bám dính vào phổi và ảnh hưởng đến sức khỏe, tiêu diệt mô tế bào, kích thích ung thư phát triển, tăng cường chứng tự kỷ ở con người. Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, tỷ lệ số người bị mắc ung thư sẽ tăng lên nếu hàm lượng bụi mịn trong không khí tăng. Tức là mật độ PM10 trong không khí tăng thêm 10 µg/m3 thì tỷ lệ người bị ung thư tăng lên 22%, mật độ PM2,5 tăng thêm 10 µg/m3 thì tỷ lệ người bị ung thư tăng lên 36%. 

Bụi mịn PM2,5 là loại nguy hiểm nhất trong tất cả các loại bụi

Tác hại của bụi mịn PM2,5 với cơ thể con người

PM2,5 tiếp xúc với cơ thể người bình thường có thể gây ra hiện tượng viêm phế quản, viêm họng, ngạt mũi, lâu dần gây ra nhiều bệnh nguy hiểm hơn với hệ tim mạch, tuần hoàn, sinh sản và đặc biệt là hệ hô hấp.

  • PM2,5 là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng máu khó đông, nhiễm độc máu gây ra suy nhược hệ thần kinh, ảnh hưởng đến tim mạch và nhiều bệnh nguy hiểm khác 
  • Khi bụi mịn xâm nhập vào cơ thể sẽ bám chắc vào phổi gây ra tình trạng hen suyễn, viêm phế quản, thậm chí là ung thư phổi và tử vong
  • Đối với thai nhi, bụi mịn gây ra tình trạng nhiễm độc máu nhau thai, hạn chế khả năng phát triển của thai nhi, dễ dẫn đến thiếu cân và tự kỷ và các bệnh về hệ thần kinh
  • PM2,5 chứa rất nhiều hợp chất độc hại ảnh hưởng đến ADN khiến thay đổi gen của con người 
  • Khí độc hại này cũng cản trở hoạt động bình thường của não bộ, tăng nguy cơ đột quỵ gây duy giảm trí nhớ, tăng đột quỵ, rối loạn tâm lý.

Bụi mịn 

Bụi mịn PM2,5 gây ra nhiều bệnh nguy hiểm đến sức khỏe

PM2,5 được đo bằng đơn vị µg/m3 trong 1 mét khối không khí trong 1 ngày, nếu chỉ số đó càng cao thì mức độ ô nhiễm càng nguy hiểm đến sức khỏe của con người. 

Mức độ nguy hiểm của bụi mịn PM2,5

Ở từng mức độ khác nhau, bụi mịn PM2,5 sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và môi trường. Cụ thể là:

Chỉ số PM2,5 từ 0 - 12 µg/m3 (chỉ số chất lượng trong không khí từ 0 - 50): Đây là mức độ an toàn lý tưởng và không khí trong lành rất tốt cho sức khỏe cho con người.

Chỉ số PM2,5 từ 12,1 - 35,4 µg/m3 (chỉ số chất lượng trong không khí từ 51 - 100): Mức độ an toàn đạt ngưỡng trung bình, người nhạy cảm hít phải bụi mịn PM2,5 sẽ có những biểu hiện về đường hô hấp như hắt hơi, sổ mũi, viêm xoang. Để phòng ngừa tình trạng này, bạn cần phải giảm thiểu các hoạt động nặng nhọc yêu cầu sức khỏe và kéo dài.

Chỉ số PM2,5 từ 35,5 - 55,45 µg/m3 (chỉ số chất lượng trong không khí từ 101 - 150): Những người nhạy cảm khi hít phải bụi mịn ở ngưỡng này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe chút nào bởi chúng có khả năng gây ra các chứng bệnh liên quan đến hệ hô hấp, khiến tình trạng tim mạch, phổi thêm trầm trọng hơn, thậm chí là tử vong. Những người đang mắc bệnh về hệ tim mạch, hô hấp, đặc biệt là trẻ nhỏ và người già cần phải hạn chế các hoạt động ngoài trời, những hoạt động nặng hoặc kéo dài.

Bụi mịn 

Chỉ số PM2,5 từ 0 – 55,45 µg/m3 vẫn đạt trong ngưỡng an toàn

Chỉ số PM2,5 từ 55,5 - 150,4 µg/m3 (chỉ số chất lượng trong không khí từ 151 - 200): Ngưỡng bụi mịn có chỉ số này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe, những người đang bị bệnh tim phổi hoặc người già khi hít phải bụi mịn sẽ làm tăng nguy cơ bị tử vong, ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp, làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Người bình thường hít phải khí này cũng dễ dàng mắc các bệnh về đường hô hấp. Bạn cần phải tránh các hoạt động ngoài trời, hạn chế các hoạt động yêu cầu sức khỏe trong một thời gian dài, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.

Chỉ số PM2,5 từ 150,5 - 250,4 µg/m3 (chỉ số chất lượng trong không khí từ 201 - 300): Ngưỡng chỉ số này đã vượt mức báo động và không hề tốt cho sức khỏe, tăng nguy cơ tử vong nhanh chóng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp của mọi người. Người già, trẻ nhỏ, những người đang mắc bệnh tim, hô hấp cần phải tránh các hoạt động ngoài trời, các hoạt đồng yêu cầu sức khỏe kéo dài.

Bụi mịn 

Chỉ số PM2,5 từ 55,5 trở đi là bắt đầu có những tác hại đến sức khỏe con người

Chỉ số PM2,5 từ 250,5 - 500,4 µg/m3 (chỉ số chất lượng trong không khí từ 301 - 500): Chỉ số nguy hiểm nhất của bụi mịn PM2,5 có khả năng gây ra nguy cơ tử vong nhanh ở người đang bị bệnh về tim, phổi và người già. Người bình thường cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng về hệ hô hấp. Mọi người không nên tham gia các hoạt động ngoài trời, người đang bị bệnh về tim mạch, hô hấp, người già, trẻ nhỏ chỉ nên ở trong nhà.

Bụi mịn tồn tại rất nhiều trong không khí và môi trường sống xung quanh chúng ta, do đó bạn cần phải hiểu rõ và xây dựng phương pháp phòng tránh phù hợp cho mình và các thành viên trong gia đình.

>>> Xem thêm: Các bệnh lây qua đường hô hấp thường gặp

1 lượt
Vote :