Cảm cúm là bệnh phổ biến mà nhiều người dễ dàng mắc phải, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa. Dịch bệnh Covid-19 do chủng virus corona mới gây ra có nhiều triệu chứng không khác nhiều với bệnh cúm, vậy nên gây khó khăn cho việc xác định và dễ khiến dịch bệnh lây lan nhiều hơn. Vậy làm thế nào để phân biệt corona và cảm cúm thông thường? Tham khảo ngay các phân biệt cúm thông thường và corona ở bài viết dưới đây!
Triệu chứng bệnh dịch Covid-19 gây ra có điểm giống với cảm cúm thông thường
Cách phân biệt corona và cảm cúm thông thường
Triệu chứng cảm lạnh
Để phân biệt corona và cảm lạnh thông thường khi nhiêm virus corona cũng có những triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi liên tục. Có thể có sốt nhẹ, thời gian kéo dài bệnh thường từ 1-3 ngày, cũng có khi kéo dài đến khoảng 3-5 tuy nhiên ngày sau đó tự khỏi còn đối với người nhiễm corona triệu chứng sốt kéo dài không dứt. Hay việc cảm lạnh thông thường rất hiếm khi xảy ra các triệu chứng cơ thể suy yếu hay đau cơ toàn thân.
Triệu chứng cúm mùa
Cảm cúm thường có triệu chứng nặng hơn so với cảm nắng, có biểu hiện sốt rõ ràng, sốt cao với quá trình sốt cũng kéo dài hơn, thông thường khoảng 3-5 ngày. Bệnh kéo dài khoảng 1 tuần sẽ khỏi, ngoài các triệu chứng sổ mũi, hắt hơi còn có thêm các triệu chứng toàn thân như đau cơ, đau đầu, cơ thể yếu ớt.
Triệu chứng viêm phổi do virus corona
Sự khác biệt cũng như để phân biệt cúm thông thường và corona là dấu hiệu điển hình ở người bệnh nhiễm Covid-19 là đau họng, đau đầu, sốt, chảy nước mũi. Không như cảm lạnh hay cúm mùa, virus corona có khả năng gây ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm phổi hay viêm cuống phổi, thường xảy ra đối với trường hợp có hệ miễn dịch yếu ớt như người cao tuổi, người có bệnh lý nền và trẻ em. Phương thức virus corona lây lan từ người sang người chủ yếu thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể khi người bệnh nói chuyện, ho hay hắt hơi. Virus corona cũng có thể lây lan khi bạn chạm tay vào dịch cơ thể của người bệnh lưu lại trên đồ vật như tay nắm cửa, bàn ghế sau đó lại đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
Phân biệt cúm thông thường và corona (Theo Vietnamplus)
Viêm phổi do Covid-19 được chẩn đoán lâm sàng là phụ thuộc rất nhiều vào lịch sử dịch tễ học. Nếu như bạn nghi nhiễm bệnh và đi khám thì cần nói thật tiền sử bệnh để các bác sĩ chẩn đoán và có phương pháp điều trị nhanh và thích hợp nhất.
Hiện vẫn chưa có phương pháp chữa Covid-19 mà chỉ điều trị dựa trên việc giảm nhẹ triệu chứng bệnh như kê thuốc hạ sốt hay giảm đau. Để giảm đau họng và ho, phòng cần có đủ độ ẩm, người bệnh cũng nên uống nhiều nước và có chế độ nghỉ ngơi điều độ và hợp lý.
Nguồn gốc phát bệnh
Cảm cúm là căn bệnh phổ biến trong khoảng thời gian giao mùa. Cảm cúm không phải cảm lạnh thông thường trong mùa đông mà là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp do virus cúm gây ra bao gồm virus cúm A và virus cúm B. Còn cảm lạnh là bệnh có thể xảy ra quanh năm do nhiễm virus đường hô hấp tuy nhiên lại không phải bệnh truyền nhiễm. Tính riêng ở Mỹ, cúm mùa đã khiến hơn 19 triệu người nhiễm bệnh khiến 180,000 người nhập viện, 10,000 người chết chỉ riêng mùa này theo số liệu của CDC (trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh). Cúm mùa không phải virus mới mà đã là đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học trong suốt hàng thập kỷ qua.
Dịch viêm phổi cấp do chủng mới corona (hay còn được gọi là Covid-19 theo WHO) là một loại dịch bệnh truyền nhiễm bắt đầu bùng phát vào giữa tháng 12 năm 2019 tại thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc đại lục. Nguồn gốc dịch bệnh này được cho là bắt nguồn từ một nhóm người bị viêm phổi không rõ nguyên nhân tiếp xúc với chợ bán buôn hải sản Hoa Nam, nơi chủ yếu bán các loại động vật sống. Điều này hiện nay vẫn còn đang gây tranh cãi rất nhiều. Các nhà khoa học Trung Quốc đã phân lập được loại virus corona mới được WHO thời điểm đó tạm gọi là 2019-nCoV có trình tự gen tương tự ít nhất 79,5% so với SARS-CoV đã xuất hiện trước đó vào năm 2003.
Phân biệt cúm thông thường và corona
Coronavirus là loại virus chủ yếu gây bệnh và truyền nhiễm ở động vật giống như SARS, MERS và bốn loại coronavirus khác đã tìm thấy ở người và có biểu hiện nhẹ về hô hấp giống như cảm lạnh thông thường. Năm 2002, SARS bùng phát bắt đầu ở đại lục Trung Quốc với nguồn gốc từ cầy hương ở các chợ động vật sống và sau đó lan nhanh ra toàn thế giới khiến hơn 700 người tử vong. Mười năm sau dịch SARS là dịch MERS được cho là một loại coronavirus liên quan đến lạc đà một bướu, khiến 750 người tử vong trên 27 quốc gia. Dịch Covid-19 tính đến ngày 17 tháng 2 năm 2020 đã có hơn 71,444 ca nhiễm bệnh trên toàn cầu với 1775 người tử vong.
Mức độ nghiêm trọng
Mức độ nghiêm trọng ở 3 loại bệnh này là khác nhau. Cảm lạnh thông thường bất cứ ai cũng có thể mắc, không gây ra biến chứng nên mức độ nghiêm trọng thấp nhất, biến chứng nghiêm trọng ít khi xảy ra và hầu như không có tử vong.
Cảm cúm ai cũng có thể mắc nhưng có nhiều người bệnh có nguy cơ cao hơn đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi, trẻ dưới 5 tuổi, người bệnh từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ mang thai, người béo phì, người ức chế hoặc suy giảm miễn dịch và những người bị bệnh tiềm ẩn man tính. Đây là những nguời có nguy cơ mắc cúm cao và dễ gây ra các biến chứng trên toàn cơ thể. Cúm là bệnh có khả năng gây tử vong.
Đối với bệnh viêm phổi do Covid-19 gây ra thì do khả năng lây truyền từ người sang người cao, lại chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc chữa bệnh mà có nguy hiểm hơn. Phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh vàtrẻ nhỏ, người già và những người mắc bệnh mãn tính có nguy cơ cao hơn nếu nhiễm Covid-19, có thể dẫn tới viêm phổi cấp và tử vong.
Dịch bệnh Covid-19 nghiêm trọng và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại
Khả năng lây nhiễm
Cách các nhà khoa học sử dụng để xác định khả năng lây nhiễm của virus được dựa trên "hệ số lây nhiễm cơ bản" R-0 (R-naught) ước tính số người trung bình lây nhiễm từ một ca nhiễm virus. Ví dụ như virus có chỉ số R0 = 5 tức một người nhiễm bệnh có thể lây cho 5 người khác. Theo New York Times, R0 của cúm mùa là khoảng 1,3
Các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm khác xác định R0 cho Covid-19. Một tạp chí Y học NEJM (New England) đã ước tính hệ số R0 của chủng coronavirus mới là 2,2 tức là cứ một người nhiễm thì sẽ lây cho khoảng 2 người khác. R0 không nhất thiết là chỉ số bất biến mà hoàn toàn có khả năng thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như vị trí địa lý, tần suất tiếp xúc của người nhiễm bệnh với các người khác và nỗ lực giảm sự lây lan virus.
WHO đã tuyên bố nCoV là "tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu" vào ngày 30-1 để cảnh cáo khả năng lây lan của chủng coronavirus mới này tới các nước có hệ thống y tế yếu.
Đeo khẩu trang, rửa tay kỹ bằng xà phòng... để phòng dịch bệnh lây lan
Trên đây là cách phân biệt cúm thông thường và corona virus mà ai trong chúng ta cũng nên biết. Để phòng tránh bệnh hiệu quả, ngoài việc nâng cao nhận thức về tình hình bệnh dịch, mỗi người đều cần tha khảo khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng ngừa coronavirus như:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặ nước rửa tay có cồn
- Không nên chạm tay vào mắt, mũi, miệng
- Hạn chế tiếp xúc ới những người bị ho, sốt
- Che kín miệng vàsử dụng khăn giấy khi bị ho hoặc hắt hơi
- Bỏ khăn giấy và khẩu trang đã dùng vào thùng rác ngay sau khi sử dụng và rửa tay
- Báo cho cơ sở y tế nếu có dấu hiệu ốm khi di chuyển
- Sử dụng thực phẩm đã được đun nấu chín
- Không được khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng
- Không tiếp xúc gần động vật hoang dã và vật nuôi
- Hạn chế tụ tập đông người, khi tiếp xúc với người có triệu chưng nên đeo khẩu trang
- Sử dụng khẩu trang đúng cách.
Hi vọng rằng bài viết trên của Khỏe Là Hạnh Phúc đã giúp ích được bạn trong việc nhân cao nhận thức để phòng chống dịch bệnh Covid-19 để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh.
>>> Xem thêm: So sánh độ nguy hiểm của virus corona mới và virus SARS-CoV
Bình luận
Bài viết liên quan