Sương mù quang hóa gây hậu quá khó lường cho sức khỏe

Sương mù quang hóa gây hậu quá khó lường cho sức khỏe

Sương mù quang hóa là hiện tượng xảy ra chủ yếu do khí thải SO2, khói từ công nghiệp và giao thông mà không phải do độ ẩm không khí gây ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe


Ở Việt Nam đang phải đối mặt với hiện tượng sương mù quang hóa, đặc biệt ở các thành phố lớn nơi có mật độ giao thông dày đặc và lượng khí thải công nghiệp lớn. Vậy sương mù quang hóa là gì và gây tác hại như thế nào đến con người? Cùng Khỏe Là Hạnh Phúc tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Sương mù quang hóa là gì?

Sương mù quang hóa là thuật ngữ mô tả một dạng ô nhiễm không khí xảy ra ở tầng đối lưu của cơ thể do khí thải từ động cơ đốt và khói công nghiệp trong bầu không khí tương tác với bức xạ cực tím từ ánh sáng mặt trời tạo thành ozone, PAN, các loại aldehit, acid nitricperoxyd là những chất gây ô nhiễm thứ cấp gây ảnh hưởng xấu, độc hại và cực kỳ nguy hiểm tới sức khỏe con người.

Sương mù quang hóa

Sương mù quang hóa

Cơ chế hình thành phản ứng quang hóa là gì?

Khi nồng độ NOx, CnHm trong không khí quá cao hơn mức bình thường, không khí bị đọng lại, không thể lưu chuyển được cộng thêm ánh nắng mắt trời chiếu dữ dội thì sẽ xuất hiện hiện tượng tượng sương mù quang hóa.

Ở tầng bình lưu, khí O3 bảo vệ trái đất khỏi tác động tia cực tím. Tuy nhiên khi NOx, CnHm thải ra từ động cơ phương tiện và chất thải công nghiệp phản ứng hóa học dưới tác động của ánh nắng mặt trời tạo ra O3 (ozone) và các chất độc hại khác ở quá gần mặt đất với nồng độ cao sẽ giết chết mô thực vật, ảnh hưởng tới cây cối, quần xã sinh vật, làm giảm năng suất ngành nông nghiệp. Đặc biệt các chất độc hại này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Hiện tượng sương mù quang hóa được hình thành trong điều kiện nhất định như đủ ánh sáng, đủ nồng độ của chất gây ô nhiễm, điều kiện địa lý và khí hậu không thuận lợi trong việc khuyếch tán khí ô nhiễm. Sương mù quang hóa là vấn đề nan giải của công nghiệp hóa hiện đại, thường xuất hiện ở tất cả các thành phố phát triển nhưng phổ biến hơn ở những thành phố nhiều nắng, khí hậu khô và có số lượng các xe cơ giới lớn. Vì có thể đi theo gió nên sau khi hình thành, sương mù quang hóa cũng có thể ảnh hưởng đến các khu vực dân cư thưa thớt hơn.

cơ chế Sương mù quang hóa hình thành

Sương mù quang hóa hình thành do phản ứng của các chất ô nhiễm do tác động của ánh nắng mặt trời

Tình trạng sương mù quang hóa ở Việt Nam

Gần đây có hiện tượng gia tăng mức độ nhiễm bụi PM 2.5 và khói mù quang hóa ở Hà Nội, được nhận định do giai đoạn giao mùa, chất lượng không khí chịu tác động từ yếu tố thời tiết đi kèm với các nguồn gây ô nhiễm.

Trong thời điểm giao mùa, không khí lạnh từ miền Bắc khuyếch tán xuống phía nam tạo thành dãy hội tụ nhiệt đới gây nên hiện tượng nghịch nhiệt do có không khí lạnh, gia tăng nồng độ chất ô nhiễm có trong không khí. Thời điểm sáng sớm gió lặng nên khả năng phát tán các chất gây ô nhễm này thấp hơn, đồng thời ánh sáng mặt trời cũng đốt nóng không khí gần mặt đất.

Ngoài ra hoạt động đốt rơm rạ trong mùa thu hoạch ở ngoại ô thành phố cũng góp phần làm gia tăng bụi mịn PM2.5 trong không khí. Vào thời điểm tháng 9 năm 2019 Hà Nội có lượng mưa thấp nhất liên tiếp nhiều ngày cũng là một trong những nguyên nhân khiến chất lượng không khí của Hà Nội vào thời gian đó kém như vậy.

Sương mù quang hóa hà nội

Sương mù quang hóa ở Hà Nội

Hậu quả của sương khói quang hóa

Tầm nhìn giảm sút

Tầm nhìn giảm sút do sự xuất hiện của sương mù quang hóa. Không khí ô nhiễm lơ lửng cùng khói bụi từ phương tiện giao thông khiến cho việc lưu thông khó khăn hơn, không thể nhìn quá xa gây nên nguy cơ tiềm ẩn tai nạn lớn.

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Tác hại của sương mù quang hóa đối với sức khỏe con người là rất nhiều. Con người sống lâu trong môi trường không khí bị sương mù quang hóa có thể mắc nhiều bệnh về đường hô hấp. Phổi bị tổn thương do bụi mịn và chất độc hại khiến chức năng của phổi suy giảm. Con người tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong khoảng thời gian dài khiến phổi phải hoạt động nhiều và quá sức, quá tải khiến chất độc có thể bị tích tụ lại làm mô phổi bị tổn thương. Lâu dần mô phổi tổn thương gây ra tình trạng lão hóa phổi, gây tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD).

Ngoài ra còn có các nguy cơ khác như viêm phế quản, hen phế quản, ho kéo dài, tức ngực, khó thở, phù phổi, tê liệt đường hô hấp, co thắt do hít phải không khí độc hại. Tình trạng này diễn ra lâu dài khiến phổi và phế quản tổn thương nghiêm trọng không thể phục hồi, tăng nguy cơ bị ung thư. Sương mù quang hóa, ô nhiễm môi trường chính là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ mắc bệnh hô hấp hiện nay.

Sương mù quang hóa gây ảnh hưởng sức khỏe

Sương mù quang hóa gây ảnh hưởng về lâu dài tới sức khỏe

Kiểm soát và hạn chế ảnh hưởng sương mù quang hóa

Kiểm soát

Cách giảm sương mù quang hóa hiệu quả và đơn giản nhất là mưa gió tự nhiên. Mưa sẽ rửa trôi sự ngưng tụ những vật chất có hại trong không khí. Gió thổi sương mù quang hóa đi xa và thay vào đó là luồng không khí mới, tuy nhiên điều này cũng có nghĩa là nơi khác sẽ nhận khối sương mù quang hóa này với nồng độ thấp hơn. Tuy nhiên đây là cách hạn chế sương mù quang hóa phụ thuộc vào yếu tố thời tiết mà không giải quyết được vấn đề thực sự, không thể chủ động được.

Về lâu dài, để kiểm soát và hạn chế sương mù quang hóa thì cần giảm lượng khí thải hydrocacbon và nitrogen oxides từ quá trình sản xuất công nghiệp và từ phương tiện đi lại. Đây là vấn đề không hề dễ dàng của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu và lập chính sách trong thời điểm hiện nay.

Kiểm soát triệt để sương mù quang hóa

Kiểm soát triệt để sương mù quang hóa là vấn đề không hề dễ dàng

Hạn chế ảnh hưởng

Một số biện pháp ngăn chặn, giảm tác hại của sương mù quang hóa mà chúng ta có thể tự thực hiện gồm có:

  • Trồng cây xanh

Trồng cây xanh là biện pháp hiệu quả giúp không khí ô nhiễm trở nên trong lành hơn. Để giảm tác động của sương mù quang hóa, bạn có thể trồng nhiều cây xanh ở không gian sống giúp lọc không khí một cách tự nhiên.

  • Tránh đi ra ngoài khi trời oi bức

Ánh sáng mặt trời chính là chất xúc tác khiến khí NOx, CnHM phản ứng hóa học hình thành nên các chất độc hại ô nhiễm như ozone, PAN và aldehit. Bởi vậy nên khi thời tiết nắng nóng, tốt nhất là bạn không nên ra ngoài đường. Nếu như bắt buộc phải đi ra ngoài thì cần che chắn cẩn thận để bảo vệ sức khỏe.

  • Đeo khẩu trang khi đi ra đường

Không khí ô nhiễm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Bởi vậy nên để hạn chế việc hít phải không khí do sương mù quang hóa, bạn nên đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài. Khẩu trang sử dụng nên là loại khẩu trang có tác dụng lọc khuẩn, lọc khí tốt để bảo vệ đường hô hấp. Đây là thói quen cần được hình thành ở mỗi người, nhất là tại các khu đô thị lớn có nguy cơ ô nhiễm cao.

Đeo khẩu trang

Đeo khẩu trang đầy đủ khi đi ra đường

  • Bổ sung rau củ quả vào khẩu phần ăn

Chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể chống lại được nhiều tác nhân gây bệnh, tăng cường hệ miễn dịch để bảo vệ sức khỏe. Nên ăn nhiều các loại rau củ quả tươi, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn để giảm một phần khí thải độc hại vào môi trường.

Trên đây là những thông tin về sương mù quang hóa mà Khỏe Là Hạnh Phúc muốn cung cấp cho bạn. Mỗi người trong chúng ta cần có ý thức về hiện tượng này để có thể bảo vệ bản thân vào những ngày sương mù quang hóa, hạn chế tối đa nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nhé!

>>> Xem thêm: Top 7 xịt chống bụi mịn và kháng khuẩn tốt nhất

1 lượt
Vote :