Mỗi năm trên thế giới có hàng chục triệu người tử vong và đối mặt với nguy cơ tính mạng cao do các bệnh lý liên quan đến mỡ máu. Máu nhiễm mỡ là "cửa ngõ" mở ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm mà nhiều người chủ quan không biết.
Bệnh mỡ máu là gì?
Tình trạng lipid (mỡ) do cơ thể tự tổng hợp từ gan hoặc do thức ăn cung cấp không được chuyển hóa từ trong máu vào mô để nuôi dưỡng cơ thể thì sẽ dẫn đến dư thữa mỡ trong máu gây ra bệnh mỡ máu.
Bệnh mỡ máu gây ra lắng đọng cholesterol trên thành mạch, hình thành các mảng xơ vữa
Lipid (mỡ) không phải chất độc, khi nồng độ mỡ trong máu cao cũng sẽ gây hại cho cơ thể. Cholesterol có vai trò như một kích thích tố giúp cơ thể tự sản xuất tế bào mới đồng thời bảo vệ màng tế bào thần kinh, là một phần cần thiết không thể thiếu trong cơ thể. Tuy nhiên khi rối loạn thành phần cholesterol LCL và cholesterol HCL thì sẽ có tác động xấu đến cơ thể và điều này xảy ra khi máu nhiễm mỡ với các chỉ số đánh giá cao hơn mức cho phép. Chỉ số cholesterol trong máu quá cao là đặc trưng của bệnh mỡ máu hay rối loạn mỡ máu.
Triệu chứng của bệnh mỡ máu
Như đã nói ở trên, vì tình trạng mỡ trong máu là bình thường và chỉ gây hại khi xảy ra rối loạn với nồng độ quá cao nên máu nhiễm mỡ không gây ra triệu chứng nào rõ ràng. Người bệnh thường không biết mình bị máu nhiễm mỡ cho đến khi đi khám tổng quát hoặc khi bệnh đã chuyển nặng. Mỡ máu ở những người trẻ tuổi còn khó nhận ra hơn bệnh mỡ máu ở người già.
Người bệnh máu nhiễm mỡ có thể mắc một số triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, nhịp thở gấp, tim đập nhanh, đau tức ngực... Tuy nhiên đây lại là những triệu chứng rất bình thường và dễ nhầm lẫn sang biểu hiện của các bệnh khác nên chúng ta dễ chủ quan. Bệnh khi đến giai đoạn nặng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như huyết áp cao, các bệnh lý về tim, xơ vữa động mạch.
Bệnh mỡ máu thường không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng
Một vài trường hợp người bị mỡ máu sẽ có những triệu chứng như trên da nổi những nốt phồng nhỏ, to bằng đầu ngón tay, bề mặt bóng loáng màu vàng và không gây đau ngứa, thường xuất hiện nhiều nhất là trên mặt, bắp đùi, khuỷu tay, gót chân, lưng, ngực...
Biến chứng của bệnh mỡ máu
Bệnh tim mạch
Cholesterol trong máu tăng cao dẫn đến sự hình thành của các mảng xơ vữa, làm hẹp đông mạch cung cấp máu cho tim. Khi cholesterol và tryglyceride cùng tăng cao sẽ khiến nguy cơ xơ vữa động mạch cao hơn nhiều lần, gây ra các hậu quả nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim. Phần lớn các trường hợp nhồi máu cơ tim là do biến chứng xơ vữa mà một trong những nguyên nhân là do mỡ máu.
Bệnh tim mạch là biến chứng nguy hiểm của mỡ máu
Cao huyết áp
Mỡ máu biến chứng gây ra xơ vữa động mạch, lâu dần sẽ khiến thành mạch kém đàn hồi, tăng sức ép lên lòng mạch máu. Để đáp ứng đủ nhu cầu máu của cơ thể thì tim sẽ co bóp nhiều hơn để đẩy máu đi, tăng hấp thu giữ nước dẫn đến bệnh cao huyết áp.
Ngoài ra mỡ máu tăng sẽ khiến độ nhớt máu tăng cao, gây ra tổn thương nội mô mạch máu. Các cholesterol LDL dư thừa bị oxy hóa dễ xâm nhập và làm xơ vữa trở nên nặng hơn. Cao huyết áp cũng là một trong những "kẻ giết người thầm lặng" gây bệnh tim mạch, suy thận, gây tổn thương động mạch mắt dẫn đến mù lòa và tai biến mạch máu não (đột quỵ).
Gan nhiễm mỡ
Chất béo tích lũy vượt quá 5% trọng lượng gan sẽ gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Đây cũng là một bệnh nguy hiểm trực tiếp làm suy giảm chức năng gan, lâu dài gây ra xơ gan nhưng cũng không có triệu chứng rõ ràng. Người bị bệnh gan nhiễm mỡ có thể chỉ cảm thấy lúc nào cũng mệt mỏi, khó chịu ở vùng thượng vị và dưới sườn phải. Gan nhiễm mỡ đến giai đoạn nặng mới có thể có biểu hiện đau bụng, vàng da, ói mửa và gan phình to.
Gan nhiễm mỡ
Sỏi mật
Nồng độ cholesterol trong mật cao mà nồng độ muối mật lại thấp, ứ đọng dịch mật sẽ dẫn tới tình trạng cholesterol bị kết tủa trong dịch mật, gây ra sỏi mật. Sỏi mật có thể dẫn tới nguy cơ tắc ống dẫn mật, viêm túi mật gây đau bụng, buồn nôn, sốt cao và vàng da...
Tiểu đường
Bệnh mỡ máu khiến cho chất béo tự do trong máu tăng lên. Chất béo tự do có thể làm chết hoặc gây rối loạn chức năng tế bào tụy, từ đó giảm bài tiết insullin dẫn đến gia tăng đường huyết và bệnh tiểu đường. Rối loạn mỡ máu thường kéo theo rối loạn chuyển hóa đường và ngược lạ người bị đái tháo đường lâu ngày cũng sẽ có thể bị mỡ máu. Đây là hai loại bệnh liên quan chặt chẽ với nhau nên cần phòng chống cả hai. Bệnh nhân tiểu đường hầu hết đều bị mỡ máu.
Tiểu đường và mỡ máu là hai bệnh có liên quan chặt chẽ đến nhau
Đột quỵ
Bệnh mỡ máu khiến tinh thể cholesterol lắng đọng và dần hình thành nên các mảng xơ vữa trong thành mạch. Xơ vữa có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác, hoặc hình thành ngay ở mạch máu não khiến não thiếu máu do giảm lưu lượng tuần hoàn máu đến não. Giai đoạn nặng hơn xơ vữa sẽ khiến máu lên não tắc nghẽn hoàn toàn gây ra đột quỵ. Khoảng 93% người bệnh đột quỵ có vấn đề về rối loạn mỡ máu theo thống kê.
Biện pháp phòng tránh máu nhiễm mỡ
Máu nhiễm mỡ nếu phát hiện sớm thì hoàn toàn có thể khắc phục được. Người bệnh hoàn toàn có thể chủ động làm giảm nồng độ mỡ trong máu bằng cách thay đổi chế độ ăn uống khoa học kết hợp với chế độ tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên. Nếu để bệnh phát triển và gây ra những biến chứng thì việc điều trị sẽ khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều. Rối loạn mỡ máu nếu không trị dứt điểm bằng phương pháp đúng cách thì cũng rất dễ tái phát. Để phòng tránh mỡ máu, ngay từ bây giờ chúng ta cần thực hiện theo những biện pháp sau:
- Kiểm soát cân nặng cơ thể hợp lý. Người thừa cân, béo phì có nguy cơ bị bệnh mỡ máu cao hơn so với những người có cân nặng phù hợp.
- Hạn chế sử dụng các chất béo bão hòa trong bữa ăn hàng ngày. Hạn chế các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn nạc, thịt bê...
- Sử dụng thực phẩm chứa chất béo không bão hòa có lợi như đậu, cá...
- Ăn nhiều rau xanh và các loại hoa quả tươi để bổ sung vitamin, chất khoáng và chất xơ
Bổ sung nhiều rau củ quả vào chế độ ăn uống để phòng tránh máu nhiễm mỡ và làm hạ mỡ máu
- Không nên sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá
- Không nên ăn nhiều đạm, không ăn tối quá nhiều hoặc quá muộn sẽ gây ra khó tiêu, dẫn đến cholesterol đọng trên thành động mạch.
- Tập thể dục, thể thao đều đặn, tăng cường vận động cơ thể vừa giúp cơ thể dẻo dai vừa phòng ngừa mỡ máu. Người mỡ máu cao cần duy trì cường độ luyện tập tối thiểu 30 phút/ngày với các hình thức khác nhau như đi bộ, bơi lội, đạp xe...
- Giảm máu nhiễm mỡ bằng các loại viên uống giúp ức chế, làm giảm quá trình tổng hợp mỡ ở gan để làm hạ mỡ máu hoặc tăng cường vận chuyển mỡ đến tiêu thụ ở các tế bào và mô.
Trên đây Khỏe Là Hạnh Phúc đã nêu ra những biến chứng nguy hiểm của bệnh mỡ máu, cũng như cách phòng ngừa rối loạn mỡ máu hiệu quả mà ai cũng có thể thực hiện. Thực chất, người gầy cũng hoàn toàn có thể mắc máu nhiễm mỡ. Bởi vậy nên để giảm các nguy cơ mỡ máu gây ra các biến chứng khó lường, quan trọng nhất là chúng ta cần xây dựng cho mìnnh một chế độ sinh hoạt hợp lý và lành mạnh.
>>> Xem thêm: Top 4 sản phẩm hỗ trợ hạ mỡ máu tốt nhất hiện nay
Bình luận
Bài viết liên quan