Vitamin B đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa và nuôi dưỡng cơ thể con người. Thiếu vitamin B có thể gây ra những triệu chứng như mệt mỏi, căng thẳng, rối loạn tiêu hóa, chậm lớn… Nặng hơn là ảnh hưởng tới sự phát triển của não, sảy thai ở phụ nữ có bầu. Vậy dấu hiệu thiếu vitamin B ở cơ thể là gì? Nên bổ sung thêm những thực phẩm nào cho phù hợp? Hãy cùng Khỏe là hạnh phúc đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Dấu hiệu thiếu vitamin B
Vitamin B là một chất không thể thiếu trong cơ thể con người, nó góp phần cải thiện tâm trạng, duy trì sự tỉnh táo của não bộ. Có 8 nhóm vitamin B bao gồm: B1 – Thiamin, B2 – Riboflavin, B3 – Niacin, B5 – Axit pantothenic, B6 – Pyridoxine, B7 – Biotin, B9 – Folate và B12 – Cobalamin. Mỗi loại đóng vai trò khác trong cơ thể con người. Cụ thể như sau:
Vitamin B1 – Thiamine
Vitamin B1 giúp duy trì sự tỉnh táo, phát triển hệ thần kinh của con người và ngăn chặn sự xuống dốc của tâm trạng. Mặt khác Thiamine giúp lấy năng lượng tối đa từ nguồn thực phẩm cung cấp vào cơ thể.
Nếu con người thiếu vitamin B1 thì hệ thần kinh sẽ hoạt động ổn định ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ khí oxi trong các tế bào, từ đó dẫn tới nguy cơ bị suy tim cấp tính. Dấu hiệu của người thiếu vitamin B1 trong thời gian đầu là mệt mỏi, chán ăn, sau đó là sưng phù các bộ phận tay, chân, mặt, thường xuyên khó chịu, tâm trạng không ổn định do hệ thần kinh bị ảnh hưởng.
Vitamin B1
Vitamin B2 – Riboflavin
Vitamin B2 đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tạo ra tế bào máu và hệ hô hấp. Chúng cũng góp phần duy trì ổn định hệ thần kinh trung ương và chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng như vitamin B1.
Dấu hiệu để nhận biết cơ thể bị thiếu vitamin B2 rất dễ nhận biết như nứt nẻ môi, đau nhức cơ thể, nhiệt miệng, mệt mỏi, dễ xúc động, nhạy cảm với ánh sáng, da nhạy cảm với tác động bên ngoài. Lâu dần các triệu chứng này càng nặng dẫn tới cơ thể khó hấp thụ chất dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, mất ngủ triền miên.
Vitamin B2
Vitamin B3 – Niacin
Vitamin B3 có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nguy cơ bị dị tật bẩm sinh hoặc sảy thai. Mặt khác, chúng duy trì tâm trạng ổn định, giảm tiêu cực và chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng cho cơ thể con người. Khi thiếu vitamin B3 sẽ thấy cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon, thường xuyên nôn ói cũng như các bệnh về da, ảo giác, trầm cảm. Thông thường những người hay mắc bệnh di truyền, người nghiện rượu và phụ nữ đang có thai sẽ thiếu vitamin B3.
Vitamin B3
Vitamin B5 – Axit Pantothenic
Vitamin B5 giúp cơ thể giảm căng thẳng, bớt lo âu, chống lão hóa và điều hòa huyết áp. Ngoài ra, cơ thể có sức chịu đựng dẻo dai, ngừa được các bệnh nhiễm trùng và tổng hợp được các hợp chất có lợi cho cơ thể cũng nhờ có vitamin B5. Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ vitamin B5 thì dấu hiệu dễ nhận biết là da khô, tóc xơ rối, chẻ ngọn, thường xuyên bị stress, mất ngủ, dễ bị nhiễm trùng và dễ bị mắc bệnh từ môi trường như ốm, sốt, sổ mũi, đau họng…
Vitamin B5
Vitamin B6 – Pyridoxine
Vitamin B6 là thành phần hỗ trợ cơ thể sinh ra chất dẫn truyền thần kinh serotonin chống lại các bệnh trầm cảm, lo lắng, stress cũng như chuyển hóa lipit và acid nucleic cho cơ thể. Những dấu hiệu cho thấy dấu hiệu thiếu vitamin B6 là cơ thể xanh xao do thiếu máu, dễ lên cơn động kinh rất nguy hiểm tới tính mạng, lo lắng, không có hứng thú trong chuyện chăn gối…
Vitamin B6
Vitamin B7 – Biotin
Biotin là chất quan trọng trong quá trình làm tan mỡ, cung cấp dinh dưỡng cho tóc, móng và da. Cơ thể bị thiếu vitamin B7 là thường xuyên bị mệt mỏi, choáng váng, tóc rụng nhiều, dễ bị choáng váng. Trẻ em bị thiếu vitamin B7 sẽ để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng tới sự phát triển trí não, rối loạn thần kinh…
Vitamin B7
Vitamin B9 – Axit Folic
Axit Folic là chất cần cung cấp trong cơ thể của phụ nữ đang mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên. Chúng có tác dụng giảm nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, nứt đốt sống… Vitamin B9 còn có tác dụng hỗ trợ phá hủy homocysteine trong máu làm giảm nguy cơi bị đột quỵ, động mạch vành… Khi cơ thể bị thiếu vitamin B9 thì lưỡi bị sưng đỏ, nứt khóe môi, mệt mỏi, hay quên, thiếu máu, dễ bị trầm cảm và mất trí nhớ.
Vitamin B9
Vitamin B12 – Cobalamin
Vitamin B12 có tác dụng hỗ trợ phát triển hệ thần kinh ngoại biên, hình thành tế bào, sản sinh hồng huyết cầu và bảo vệ các tế bào dưới sự tấn công của các gốc tự do. Cobalamin còn có tác dụng duy trì hệ thần kinh ổn định và hệ miễn dịch cho cơ thể con người. Khi thiếu vitamin B12, cơ thể sẽ rất dễ mắc các bệnh như tiểu đường, suy thận cùng với các bệnh về hệ thần kinh ngoại biên. Việc bổ sung vitamin B12 không thể tùy tiện được bởi nếu lạm dụng thuốc hoặc ăn quá nhiều thực phẩm thì sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Do đó bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn về liều lượng bổ sung đúng cách. Với những người cao tuổi hoặc những người không thích ăn thực phẩm từ trứng, sữa, thịt thì nên bổ sung nhiều vitamin B12. Trong khi đó phụ nữ đang có bầu và trẻ nhỏ thì chỉ ăn một lượng vừa đủ.
Vitamin B12
Thực phẩm giàu vitamin B cần bổ sung
Nhận thấy tầm quan trọng của vitamin B đối với sức khỏe và cơ thể con người, chúng ta cần bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng kịp thời để ngăn ngừa bệnh tật, duy trì sức khỏe. Dưới đây là một vài thực phẩm giàu vitamin B mà bạn dễ dàng tìm mua được.
Hạt điều
Hạt điều là nguồn thực phẩm giàu vitamin B1, B3, B6 có vị thơm ngậy, ngon nên rất dễ ăn. Bạn có thể dễ dàng tìm mua ở cửa hàng tạp hóa, siêu thị dưới dạng hộp. Nếu chế biến thành món salad hoặc mỳ ống, sốt bơ là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng cho những người đang có nhu cầu muốn tăng cân.
Hạt điều
Quả óc chó
Cũng là loại quả chứa nhiều vitamin B1, B5 cùng với axit béo omega 3, phụ nữ đang có thai ăn quả óc chó sẽ rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ. Ăn quả óc chó cũng giúp bạn nâng cao tâm trạng, cải thiện trí nhớ, tăng cường năng lượng cho cơ thể.
Quả óc chó
Chuối
Có khá nhiều người bị nghiền chuối cũng như các món ăn liên quan tới chuối. Loại quả này có chứa nhiều vitamin B5, B6, vitamin C, kali… rất tốt cho cơ thể. Nếu bạn đang cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng thì hãy ăn ngay một quả chuối để “đánh bại” stress nhé.
Quả chuối
Các loại đậu
Hầu hết các loại đậu đều có chứa nhiều vitamin B8, khi chúng ta khoảng 100 gram đậu trắng thì cơ thể có thể tiếp nhận được khoảng 44mg vitamin B8 hỗ trợ giảm táo bón, tăng cường chất xơ.
Các loại đậu
Hải sản
Nếu cơ thể đang cần bổ sung vitamin B12 thì hãy tăng cường ăn nhiều hải sản – nguồn cung cấp vitamin B12 dồi dào nhất. Nhưng hãy ăn với một lượng vừa đủ và chia đều vào thực đơn hàng tuần để giảm rủi ro bị đau tim.
Hải sản các loại
Bơ
Ăn bơ rất có lợi cho tim mạch bởi loại quả này có chứa nhiều vitamin B3, B5, B6, E, magie hỗ trợ cơ thể sản xuất glutathione chống lão hóa, mất trí nhớ, đẹp da cùng với nhiều bệnh khác liên quan tới tim mạch. Cũng vì thế mà nhiều chị em rất thích đắp mặt nạ, uống sinh tố từ bơ.
Quả bơ
Cháo yến mạch
Yến mạch là thực phẩm giàu dinh dưỡng chứa nhiều vitamin B như B1, B2, B3, B5. Ăn cháo yến mạch giúp duy trì ổn định cholesterol, giảm stress, giữ cho cơ thể tỉnh táo và căng tràn năng lượng suốt một ngày dài.
Cháo yến mạch
Cà chua
Trong cà chua có chứa vitamin B6, vitamin C và kali giúp chống oxy hóa tự nhiên và giải độc gan. Nếu bạn muốn có làn da đẹp thì hãy tăng cường ăn các món ăn có cà chua nhé.
Cà chua
Măng tây
Thực phẩm này chứa khá nhiều vitamin B như B5, B6, B9, chất diệp lục, protein và chất xơ giúp cơ thể tràn đầy năng lượng và giảm thiểu nguy cơ bị mắc các bệnh về tim, hệ thần kinh.
Măng tây
Với những dấu hiệu thiếu vitamin B mà Khỏe là hạnh phúc chia sẻ ở trên, hi vọng các bạn sẽ nhận biết được cơ thể đang thiếu chất nào và có biện pháp bổ sung kịp thời các thực phẩm phù hợp trong chế độ ăn uống của mình.
Bình luận
Bài viết liên quan