Dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin D

Dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin D

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến thiếu vitamin D mà chúng ta biết đó là không tắm nắng thường xuyên. Tuy nhiên những dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin D là gì và cách phục như thế nào thì không phải ai cũng hiểu rõ.


Vai trò của vitamin D

Vitamin D

Vitamin D được cơ thể tổng hợp từ ánh nắng mặt trời

Vitamin D rất quan trọng với cơ thể người. Khác với những vitamin khác, vitamin D hoạt động như hoóc-môn và mọi tế bào của cơ thể đều có thụ thể tiếp nhận vitamin D. Vitamin D cùng các loại hoóc-môn khác có tác dụng duy trì nồng độ canxi và phốt pho bình thường trong huyết tương bằng việc hấp thu các chất này qua đường ruột, giảm sự đào thải qua thận, giúp xương phát triển bình thường và chắc khỏe.

Ngoài ra vitamin D còn rất cần thiết để xây dựng hệ miễn dịch của cơ thể. Thiếu vitamin D gây nên nhiều bệnh lý như còi xương, chậm biết đi, xương biến dạng... ở trẻ em và loãng xương ở người lớn.

Dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin D

Đổ nhiều mồ hôi

dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin D

Đổ nhiều mồ hôi tay có thể là dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin D

Một trong những dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin D đó là thường xuyên đổ mồ hôi ở lòng bàn tay hoặc vùng trán. Do vitamin D có vai trò quan trọng điều hòa tiết hoóc-môn serotonin. Khi hàm lượng hoóc-môn này sụt giảm thì các tuyến mồ hôi sẽ hoạt động thất thường, gây nên đổ mồ hôi nhiều thậm chí khiến cơ thể dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng hay trầm cảm.

Giảm sức lực

Thiếu hụt vitamin D khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức và suy yếu dù vẫn có chế độ sinh hoạt điều độ và ngủ đủ giấc. Lượng vitamin D dự trữ trong cơ thể là cần thiết để góp phần cung cấp năng lượng cho một ngày.

Vết thương hồi phục chậm

Nếu bạn thấy tốc độ hồi phục vết thương chậm đi thì đó có thể là dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin D. Vitamin D có hiệu quả trong việc kiểm soát viêm nhiễm, chống lại các tác nhân xâm hại hệ miễn dịch nên khi cơ thể thiếu vitamin D thì khả năng tự hồi phục sẽ bị suy giảm. Những người thiếu vitamin D có nguy cơ viêm nhiễm nặng khi có các vết thương hở.

Dễ tổn thương cơ xương

Mỏi cơ

Mỏi cơ vào mỗi buổi sáng

Vào mỗi buổi sáng hoặc mùa đông, nếu bạn cảm thấy hay bị đau nhức cơ bắp tay hoặc xương thì có thể bạn đang thiếu vitamin D. Đến tuổi 30, cơ thể sẽ ngừng tạo xương nên nếu thiếu vitamin D thì cơ thể sẽ đẩy nhanh hơn quá trình lão hóa, tăng nguy cơ loãng xương sớm. Mật độ khoáng trong xương thấp là dấu hiệu cho thấy canxi và các khoáng chất không được hấp thu đầy đủ

Trầm cảm

Một vài nghiên cứu đã tìm ra được mối liên hệ giữa trầm cảm và thiếu vitamin D đặc biệt ở với người lớn tuổi. Các nhà khoa học tin rằng vitamin D có vai trò quan trọng trong điều hòa hoạt động chức năng não bộ. Khi thiếu vitamin D, cơ thể dễ mắc các rối loạn tâm lý, điển hình là chứng trầm cảm.

Đau xương

Những cơn đau ở các vùng khớp xương là lưng có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin D gây nên làm giảm chất lượng xương. Các cơn đau có thể nghiêm trọng hơn nếu như trình trạng này kéo dài. Các bộ phận chịu ảnh ưởng thấp hơn đó là xương chân, xương sườn và khớp gối. Ngoài ra bạn còn dễ bị chóng mặt, hoa mắt và váng đầu.

Hệ miễn dịch suy giảm

Suy giảm hệ miễn dịch

Suy giảm hệ miễn dịch khiến bạn dễ mắc cảm cúm hơn thông thường

Vitamin cần thiết cho sự miễn dịch nên khi cơ thể thiếu vitamin D sẽ rất dễ mắc các bệnh lây lan như cảm cúm, dễ bị nhiễm trùng và dễ nhiễm phải những căn bệnh truyền nhiễm khác.

Rụng tóc

Thường nguyên nhân gây rụng tóc là do tâm lý căng thẳng hoặc gặp nhiều vấn đề trong cuộc sống. Tuy nhiên nếu bạn rụng thật nhiều tóc ở mức nghiêm trọng, nhất là phụ nữ, thì đây có thể là một dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin D. Vitamin D có vai trò kích thích sự hình thành và phát triển chân tóc.

Đau cơ theo cơn

Có một vài nghiên cứu và giả thuyết hiện cho rằng nguyên nhân những chứng đau cơ có liên quan đến việc thiếu hụt vitamin D trong cơ thể. Tăng cường bổ sung vitamin D bằng thực đơn hoặc thực phẩm chức năng có tác dụng rất tốt, giúp giải quyết những cơn đau này.

Nguyên nhân cơ thể thiếu vitamin D

Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Hạn chế tiếp xúc với ánh mặt trời

Hạn chế tiếp xúc với ánh mặt trời là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến thiếu vitamin D

Nguồn chính của vitamin D đến từ ánh nắng mặt trời tự nhiên. Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ khiến cho lượng vitamin D được hấp thụ trong cơ thể ít hơn, gây ra thiếu hụt vitamin D. Tuy nhiên vì chúng ta không biết lượng vitamin D hấp thụ vào cơ thể được bao nhiêu nên rất nhiều người bị thiếu vitamin D ở các mức độ khác nhau khi kiểm tra.

Vì sợ những tác hại của tia cực tím nên ngày nay chúng ta thường xuyên bôi kem chống nắng trước khi ra khỏi nhà. Nhưng cơ thể bị thiếu vitamin D cũng có rất nhiều mối nguy hiểm mà lại được ít người quan tâm hơn. Kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF 30 trở lên có thể làm giảm sự tổng hợp vitamin D của da tới 95%.

Tuy nhiên bạn cũng không nên để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào lúc gay gắt vì tia cực tím có hại cho da, thậm chí có thể gây ung thư da. Giải pháp tốt nhất là bạn hãy tiếp xúc tự nhiên với ánh nắng mặt trời trong khoảng trước 8h sáng và sau 4h chiều từ 10-15 phút mỗi ngày hoặc vài lần/tuần để cơ thể tự tổng hợp vitamin D một cách tốt nhất.

Béo phì

Nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ nguy cơ thiếu vitamin D ở cơ thể con người với chỉ số BMI. Chỉ số BMI cao sẽ dẫn tới việc giảm nồng độ vitamin D trong cơ thể. Những người có chỉ số BMI trên 40 được cho là thừa cân thường có lượng vitamin D trong cơ thể ít hơn 18% so với những người có BMI dưới 40. Vậy nên nếu bạn cố gắng giải quyết tình trạng béo phì cũng là một cách giúp giảm sự thiếu hụt vitamin D.

Kém hấp thu

kém hấp thụ vitamin D

Những người kém hấp thụ vitamin D có nguy cơ cao thiếu hụt vitamin D trong cơ thể

Một số người mắc các bệnh như Crohn (một dạng bệnh viêm ruột), celiac (bệnh nhạy cảm với gluten)... được coi là kém hấp thụ vitamin D. Những người từng trải qua phẫu thuật giảm béo cũng thường không thể hấp thụ đủ vitamin D do thiếu chất béo hòa tan vitamin D trong cơ thể.

Tuổi tác

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiệu quả hấp thụ vitamin D liên hệ mật thiết với tuổi tác. Tuổi tác càng cao thì cơ thể sẽ càng giảm khả năng tổng hợp vitamin D dù tiếp xúc đầy đủ với ánh nắng mặt trời hay ăn đủ thực phẩm bổ sung. Do vậy nguy cơ thiếu vitamin D đối với tuổi già sẽ hơn so với khi còn trẻ.

Dùng thuốc trị bệnh

Một số loại thuốc như thuốc chống co giật, thuốc kháng nấm, glucocoticoid và các loại thuốc điều trị HIV/AIDS... đều có khả năng tăng cường sự phân hủy vitamin D, khiến lượng vitamin D hấp thụ vào cơ thể không nhiều.

Bổ sung thiếu thực phẩm chứa vitamin D

Cơ thể có thể hấp thụ vitamin D  trong nguồn thực phẩm hàng ngày. Vậy nên việc bổ sung vitamin D bằng cách đưa thực phẩm giàu vitamin D vào thực đơn bên cạnh việc tắm nắng đầy đủ cũng là rất quan trọng. Những thực phẩm đó bao gồm cá, dầu cá, nấm, gan bò, pho mát, lòng đỏ trứng, tôm, hàu...

Cách phòng ngừa thiếu vitamin D

Tắm nắng đúng cách

Tắm nắng đúng cách

Tắm nắng đúng cách mỗi ngày để bổ sung vitamin D cho cơ thể

Tắm nắng cung cấp từ 90-95% vitamin D cho cơ thể. Chú ý khi tắm nắng bạn cần che chắn phần đầu để tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào đầu sẽ gây nhiều tác hại không tốt. Không sử dụng các loại kem chống nắng trong thời gian tắm nắng. Tắm nắng khoảng 10-15 phút vào thời gian ánh nắng chưa quá gay gắt là được.

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin D

thực phẩm giàu vitamin D

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin D cùng chất béo khác vì vitamin D hòa tan trong chất béo

Nếu như khu vực bạn sống không có đủ ánh nắng mặt trời hoặc hạn chế tiếp xúc với mặt trời thì có thể bổ sung thực phẩm giàu vitamin D vào thực đơn. Nguồn thực phẩm lý tưởng cung cấp vitamin D cho cơ thể là những loại cá nhiều chất béo như cá thu, cá hồi, cá ngừ, cá chình.

Ngoài cá ra bạn cũng có thể ăn thêm nấm, một loài thực vật có khả năng chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành vitamin D và không mất đi nhiều khi chế biến. Vitamin D còn chứa rất nhiều trong lòng đỏ trứng gà, sữa và các chế phẩm từ sữa, dầu gan cá... Bạn cũng có thể dùng thuốc bố sung vitamin D nhưng biện pháp này cần phải xin ý kiến của bác sĩ để tránh ngộ độc hoặc khiến cơ thể quá tải vitamin D.

Hi vọng rằng những kiến thức trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc xác định những dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin D và phương pháp bổ sung hợp lý nhất.

>>> Xem thêm: Dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin A

1 lượt
Vote :