Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh Gout

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh Gout

Gout là một trong những căn bệnh vô cùng phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân cũng như dấu hiệu nhận biết bệnh Gout trong bài viết dưới đây nhé.


Với chế độ ăn uống không hợp lý, lười vận động, cơ thể chúng ta dễ dàng mắc các bệnh liên quan tới sức khỏe và đặc biệt là xương khớp. Nếu như trước đây bệnh Gout được cho là căn bệnh của nhà giàu thì giờ đây căn bệnh này có thể xuất hiện ở bất cứ người nào, thậm chí nó còn có dấu hiệu “trẻ hóa”. Chất lượng đời sống ngày càng cao càng khiến cơ thể gặp nhiều bệnh nguy hiểm hơn nữa nếu không có chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý. Trong bài viết này, Khỏe là hạnh phúc sẽ giới thiệu cho bạn tất cả những thông tin liên quan tới căn “bệnh nhà giàu” Gout, hãy theo dõi nhé.

Gout (Gút) là gì?

Gout hay Gút là hội chứng rối loạn chuyển hóa các chất, chúng được cho vào bệnh viêm khớp đặc trưng của cơ thể. Trong quá trình chuyển hóa chất, lượng acid uric sinh ra nhiều nhưng thải ít dẫn đến hàm lượng trong cơ thể tăng cao, tập trung chủ yếu ở các khớp khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, thường xuyên đau buốt, thậm chí khi ấn nhẹ lên vùng bị sưng tấy cũng khiến họ không thể chịu được. 

Đối với người bình thường, hàm lượng axit uric sẽ bị hòa tan trong máu và được đào thải ra ngoài qua đường bài tiết. Tuy nhiên đối với người bị Gout thì hàm lượng này không được bài tiết ra ngoài. Về lâu dài, acid uric bị tích tụ trong cơ thể và hình thành nên những tinh thể sắc nhọn gây đau, viêm sưng khớp.

 

Gout hay Gút là hội chứng rối loạn chuyển hóa các chất

Gout hay Gút là hội chứng rối loạn chuyển hóa các chất

Bất cứ lúc nào, cơn đau của bệnh Gout cũng có thể kéo tới khiến cuộc sống của chúng ta bị đảo lộn, mất kiểm soát. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu của bệnh, những cơn đau này không thường xuyên tới nhưng càng về sau tần suất càng nhiều. Các cơn đau có thể xuất hiện trong cùng một khớp hoặc nhiều khớp khác nhau, chúng có tính đối xứng, lặp đi lặp lại. Nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tâm sinh lý, thậm chí là gây tổn thương và hỏng cả khớp. 

Những nguyên nhân gây ra bệnh Gout

Theo nghiên cứu, nếu hàm lượng acid uric trong máu cao thì khả năng cao người đó dễ bị mắc các bệnh về xương khớp, đặc biệt là Gout. Đối với nam giới là trên 420 μmol/L và nữ giới là 380 μmol/L. Vậy nguyên nhân nào khiến chúng ta dễ mắc bệnh Gout như vậy?

Chế độ ăn uống không hợp lý

Sở dĩ Gout được mệnh danh là “bệnh nhà giàu” bởi phần lớn nguyên nhân khiến mọi người bị mắc bệnh Gout là do chế độ ăn uống không hợp lý. Lượng protein từ hải sản, thịt, cá cùng với đồ ăn có đường được tiếp thu nhiều trong khi đó vitamin, khoáng chất dung nạp từ rau xanh ít. Đây là nguyên nhân khiến lượng acid uric có trong máu tăng cao, tăng nguy cơ bị bệnh Gout. Người thường xuyên tiếp xúc với chất có cồn, thuốc lá, rượu bia cũng rất dễ mắc bệnh.

 

Chế độ ăn uống không hợp lý

Chế độ ăn uống không hợp lý

Mắc bệnh béo phì

Theo một thống kê nhỏ, những người bị béo phì thường có nguy cơ bị bệnh Gout rất cao do hàm lượng acid uric được sản sinh nhiều hơn người bình thường. Thận không thể lọc hết acid uric và đào thải ra ngoài được. Do đó, béo phì không chỉ gây hại tới sức khỏe mà còn khiến chúng ta dễ dàng mắc các bệnh nguy hiểm như đột quỵ, tim mạch, mỡ máu cao.

Sử dụng thuốc lợi tiểu đường 

Trong quá trình sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng lợi tiểu đường, nếu bạn dùng quá liều, kháng sinh hoặc các loại thuốc tăng huyết áp cũng ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe, khiến hàm lượng acid uric tăng. Do đó đối với những người đã từng mổ cấy ghép nội tạng bị nghiêm cấm không được phép sử dụng thuốc lợi tiểu đường. 

 

Sử dụng thuốc lợi tiểu đường

Sử dụng thuốc lợi tiểu đường

Gia đình có người bị mắc bệnh Gout 

Theo một nghiên cứu nhỏ, những người có thành viên trong gia đình từng bị mắc bệnh Gout thì khả năng bị mắc bệnh của người đó cao hơn nhiều lần so với những người bình thường.

Tuổi tác, giới tính 

Hầu hết các trường hợp bị mắc bệnh Gout thường là nam giới, còn phụ nữ thì hàm lượng acid uric thấp hơn nhiều. Trên thực tế, khả năng bị bệnh Gout của phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh lại ngang ngửa với nam giới.

 

Tuổi tác, giới tính

Tuổi tác, giới tính

Các triệu chứng bị bệnh Gout 

Hầu hết những người bị bệnh Gout trong thời gian đầu đều có triệu chứng đau buốt đột ngột và không có dấu hiệu báo trước. Đối với nam giới, độ tuổi từ 30 - 50 tuổi sẽ dễ dàng bị Gout nếu không có chế độ ăn uống, vận động hợp lý. Những cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu và mệt mỏi.

Cơn đau dữ dội ở các khớp

Việc đầu tiên bạn có thể cảm nhận được chính là đau dữ dội ở các khớp, thường hay gặp nhất là mắt cá nhân, ngón chân cái, đồi gối, khuỷu tay, khớp ngón tay. Các cơn đau thường kéo dài từ 4 - 12 giờ.

 

Cơn đau dữ dội ở các khớp

Cơn đau dữ dội ở các khớp

Cảm thấy khó chịu sau cơn đau

Sau cơn đau ở các khớp lần đầu tiên, những lần sau các cơn đau sẽ nhẹ hơn nhưng kéo dài vài ngày. Điều này khiến rất nhiều người khó chịu, mệt mỏi, bỏ ăn và stress.

Các khớp sưng tấy, viêm

Khi bị Gout, người bệnh sẽ thấy các khớp có dấu hiệu bị viêm, sưng, tấy đỏ, chạm nhẹ cũng rất đau.

 

Các khớp sưng tấy, viêm

Các khớp sưng tấy, viêm

 

Gặp nhiều khó khăn trong việc vận động

Một khi các khớp đã viêm sưng, tấy đỏ thì bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển, hạn chế vận động và đau đớn nếu phải vận động mạnh. 

Để có thể phát hiện tình trạng sớm nhất có thể, bạn nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và phát hiện sớm. Nếu Gout không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nhiều tới xương khớp nhiễm trùng rất nặng.

Bị bệnh Gout nên ăn gì?

Ngay khi biết mình hoặc người trong gia đình bị bệnh Gout, bạn nên xây dựng lại chế độ sinh hoạt và ăn uống thật hợp lý. Đặc biệt là với việc ăn uống hàng ngày, người bệnh cần hạn chế ăn các loại thực phẩm có khả năng làm tăng acid uric trong máu như thịt gà, nội tạng động vật, cá, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ hoặc các chất có cồn, thuốc lá… Bạn nên tích cực cho người thân ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như:

Anh đào

Đây là loại quả rất tốt cho sức khỏe, chúng có khả năng giảm hàm lượng axit uric, chống oxy hóa, kháng viêm, đồng thời giảm thiểu các cơn đau do bệnh Gout gây ra.

 

Anh đào

Anh đào

Dưa leo

Với hàm lượng vitamin A, D cao, dưa leo vừa cung cấp thêm nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể đồng thời thúc đẩy việc bài tiết axit uric ra ngoài qua đường bài tiết. Nhờ đó loại quả này có tác dụng lớn trong việc hỗ trợ điều trị bệnh Gout.

Ngũ cốc nguyên hạt

Sử dụng ngũ cốc thường xuyên làm giảm lượng cholesterol và hàm lượng acid uric trong máu. Các sản phẩm từ ngũ cốc cũng góp phần làm tăng sức đề kháng hiệu quả cho cơ thể, ngăn chặn sự xâm nhập của các gốc tự do.

 

Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt

Các loại thực phẩm ít nhân purin

Bạn có thể sử dụng các loại quả như bắp cải, bí xanh, cà tím, nho… vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày của mình. Bởi chúng vừa có tác dụng ngăn ngừa tăng huyết áp, làm đẹp da, thanh nhiệt, nhuận tràng mà còn làm giảm lượng đường trong máu, giảm tích tụ axit uric.

Các loại thực phẩm giàu vitamin C 

Theo một nghiên cứu, người thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi, chanh, lựu thì khả năng mắc bệnh Gout giảm tới 15%. 

 

Các loại thực phẩm giàu vitamin C

Các loại thực phẩm giàu vitamin C

Gout là bệnh lý khá phổ biến hiện nay, nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp với sức khỏe mà còn là nguyên nhân khiến cho việc vận động, sinh hoạt hàng ngày bị cản trở. Hãy tích cực chăm sóc bản thân mình, áp dụng chế độ ăn uống hợp lý và định kỳ đi khám thường xuyên các bạn nhé.

>>> Xem thêm: Các bệnh xương khớp và triệu chứng liên quan

1 lượt
Vote :