Phồng đĩa đệm có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Phồng đĩa đệm có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Phồng đĩa đệm là giai đoạn phát triển của thoát vị đĩa đệm, chúng ảnh hưởng khá nhiều tới sinh hoạt và vận động của xương khớp


Phồng đĩa đệm là một trong những căn nguyên dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm được ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên tình trạng phồng đĩa đệm lại rất dễ bị nhầm lẫn với những cơn đau nhức thông thường nên có không được quan tâm nhiều. Tới khi các cơn đau trầm trọng hơn thì mới đi khám và bệnh đã chuyển sang thoát vị đĩa đệm tốn rất nhiều thời gian và công sức chữa bệnh. Để làm rõ về phồng đĩa đệm, các bạn hãy cùng Khỏe là hạnh phúc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Phồng (phình) đĩa đệm là gì? 

Tình trạng người bị phồng đĩa đệm thời nay rất phổ biến, đặc biệt là những người thường xuyên lao động nặng nhọc, dân văn phòng ít khi di chuyển, lười vận động. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến lưng đau nhức, khó chịu.

Phòng đãi đệm là dấu hiệu ban đầu của thoát vị đĩa đệm khi đĩa đệm bị phồng lên. Tuy nhiên chất nhầy trong đãi đệm vẫn còn ở bên trong, tới khi đĩa đệm bị thoát ra ngoài thì sẽ chuyển sang giai đoạn bị thoát vị đĩa đệm đau nhức, teo cơ, tê mỏi. Nhân nhầy bên trong vẫn được bao bọc bởi bao xơ nên chưa chèn ép lên dây thần kinh hoặc tủy sống. Phần lớn mọi người đều bị thoát vị đĩa đệm tại vùng thắt lưng, đặc biệt là cột sống số L4 - L5 hoặc L5 - S1.

 

Phồng (phình) đĩa đệm là gì?

Phồng (phình) đĩa đệm là gì?

Nguyên nhân và biểu hiện của phồng đĩa đệm

Nguyên nhân của phồng đĩa đệm

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến phồng đĩa đệm như tuổi tác, thừa cân, sử dụng chất kích thích thường xuyên, di truyền…

Tuổi tác: Tuổi tác là nguyên nhân chính gây ra tình trạng phồng đãi đệm. Đĩa đệm là bộ phận hoạt động khá nhiều, chịu áp lực lớn trong cơ thể, khi hoạt động thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng khô cứng do mất nước nên chúng không còn linh hoạt như ban đầu. Khi cơ thể hoạt động mạnh hoặc có tác nhân nào đó chèn vào thì đĩa đệm sẽ bị phồng lên, từ đó gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm. Những người đã bước qua giai đoạn mãn kinh và nam giới trên 50 tuổi thường rất dễ bị phồng đĩa đệm.

Chấn thương: Khi còn trẻ, việc chất thương tại vùng cột sống do chơi thể thao, hoạt động mạnh hoặc tai nạn cũng là nguyên nhân khiến cột sống yếu hơn, đặc biệt là đĩa đệm nên khả năng bị bị phồng đĩa đệm cao hơn những người bình thường.

Di truyền: Những gia đình từng có người bị phồng đĩa đệm hoạt thoát vị đĩa đệm thì khả năng con cháu bị cao hơn rất nhiều.

Vận động không đúng tư thế: Ngồi, đi đứng, ngửa cổ, gục đầu… sai tư thế cũng ảnh hưởng rất nhiều tới đĩa đệm, dễ khiến chúng bị phồng lên và tạo tác động xấu cho cột sống.

Béo phì, thừa cân: Cân nặng là vấn đề khá nan giải với những người bị béo phì bởi xương của họ phải chịu lực rất lớn dẫn đến tình trạng phồng đĩa đệm và dễ dàng xuất hiện dấu hiệu lão hóa nhiều hơn.

Sử dụng chất kích thích, thuốc lá, rượu bia: Chất kích thích, thuốc lá, chất có cồn có khả năng làm giảm quá trình hấp thụ oxy cũng như các chất dinh dưỡng cơ thể  cung cấp cho đĩa đệm. Do đó khả năng bị thoái hóa diễn ra nhanh chóng ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.

 

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới phồng đĩa đệm

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới phồng đĩa đệm

Dấu hiệu phồng đĩa đệm

Phồng đĩa đệm thường khá khó nhận biết nên không có nhiều người phát hiện ra. Khi cơ thể bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như:

  • Đau mỏi vùng thắt lưng
  • Đau tê cứng, ngứa ran vùng cổ, dần dần lan xuống cánh tay, ngón tay
  • Đau mỏi lưng, lan dần xuống phía đùi hoặc phần trên 
  • Phần đau không có khả năng hoạt động, cầm nắm hoặc di chuyển

 

Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu

Bệnh nhân bị phồng đĩa đệm thường bị đau mỏi vùng thắt lưng

Mức độ phình đĩa đệm cũng có nhiều mức độ khác nhau và biểu hiện không giống nhau. Tuy nhiên những cơn đau phình đĩa đệm thường đến bất chợt, kéo dài trong vài ngày rồi hết. Chính vì lẽ đó mà nhiều người chủ quan nên không đi thăm khám thường xuyên.

Phồng đĩa đệm có nguy hiểm đến tính mạng không?

Thông thường, phồng đĩa đệm sẽ không nguy hiểm đến tính mạng của con người, tuy nhiên nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, hoạt động hàng ngày. Nhất là với những người từng bị chấn thương liên quan đến cột sống, người mang vác nặng hoặc người già thì khả năng bị phồng đĩa đệm rất cao. Khi nhân nhầy thoát ra khỏi bao xơ sẽ chèn trực tiếp lên tủy sống cũng như dây thần kinh. Nhiều người bị thoát vị đĩa đệm bị giảm khả năng vận động, mất cảm giác, tê liệt, rối loạn đại tiểu tiện... 

Cách chữa phồng đĩa đệm

Để xác định được phương pháp chữa phồng đĩa đệm còn tùy vào vị trí, mức độ cũng như các biến chứng liên quan đến bệnh. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình chữa phồng đĩa đệm phù hợp với tình trạng của người bệnh. Dưới đây là một số phương pháp chữa phồng đĩa đệm đang được nhiều người áp dụng nhất.

Điều trị nội khoa 

Đông Y 

Đông Y là phương pháp được nhiều người áp dụng bởi hiệu quả và hầu như không gây ra tác dụng phụ cho người sử dụng. Không giống như những phương pháp khác, sử dụng thuốc Đông Y có thể làm giảm triệu chứng đau nhức, hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh khác trên cơ thể như suy thận, tạng can. Can và thận là hai bộ phận liên quan trực tiếp đến tình trạng phồng đĩa đệm. Do đó, các bài thuốc Đông Y tập trung chủ yếu vào việc lưu thông khí huyết, thải độc tố, cân bằng âm dương, bổ can thận… Khi những bộ phận này hoạt động bình thường thì cơ thể sẽ tự điều chỉnh lại cho phù hợp với cơ địa, nhờ đó những biểu hiện liên quan đến phồng đĩa đệm cũng giảm dần.

 

Điều trị theo phương pháp Đông Y

Điều trị theo phương pháp Đông Y

Tây Y 

Sử dụng thuốc Tây Y nhằm hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh, giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, chống viêm rất tốt. Tuy nhiên phương pháp này không được áp dụng nhiều vì chỉ mang tính chất tạm thời. Những người bị phồng đĩa đệm có thể sử dụng các loại thuốc hỗ trợ giảm cơ, vitamin nhóm B hoặc thuốc tĩnh thần kinh theo đúng chỉ định của các bác sĩ. Tuy nhiên sử dụng thuốc Tây Y chỉ có thể giải quyết được một phần của bệnh mà không thể trị dứt điểm toàn bộ căn nguyên của phình đia đệm. Khi bạn ngừng sử dụng thuốc thì khả năng tái phát trở lại là rất lớn.

Vật lý trị liệu

Áp dụng các bài tập vật lý trị liệu hàng ngày có thể áp dụng cho những người bị phồng đĩa đệm ở dạng nhẹ. Đối với những người bị phồng đĩa đệm ở dạng nặng có thể kết hợp sử dụng chung với thuốc để giảm thiểu được tình trạng đau nhức, tê liệt tay chân. Bên cạnh sử dụng các bài tập, người ta cũng có thể sử dụng thêm các phương pháp nhiệt như chườm túi nóng, lá ngải cứu rang nóng, muối rang, lá lốt rang, túi nước…

Trong trường hợp bị nặng hơn, bệnh nhân sẽ được bác sĩ yêu cầu áp dụng phương pháp điều trị bằng laser, châm cứu… tùy theo tình trạng phồng đĩa đệm. Việc này có thể giúp làm giãn mân sống, dịch chuyển đĩa đệm, kéo dãn cột sống giúp đĩa đệm trở lại trạng thái ban đầu hiệu quả hơn.

 

Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu

Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu

Phẫu thuật 

Với những bệnh nhân bị phồng đĩa đệm dạng nặng sẽ phải áp dụng biện pháp phẫu thuật. Những trường hợp sau đây có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật như:

  • Người đã trải qua quá trình vật lý trị liệu nhưng không hiệu quả
  • Người bị chất nhầy chèn vào rễ thần kinh gây tê liệt 
  • Người bị phồng đĩa đệm và chuyển sang thoát vị đĩa đệm.

 

Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu

Phẫu thuật chỉ nên áp dụng với những bệnh nhân bị phồng đĩa đệm nặng

Mặc dù phương pháp này giúp người bệnh thoát khỏi tình trạng phồng đĩa đệm, giảm thiểu khả năng bị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên phẫu thuật cũng tồn tại rất nhiều rủi ro khác như hồn mê, đông máu, nhiễm trùng,... ngay trong quá trình phẫu thuật. Do đó người bệnh cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiến hành phẫu thuật.

Với những thông tin mà chúng mình chia sẻ ở trên, hi vọng các bạn đã có thêm nhiều kiến thức về tình trạng phồng đĩa đệm cũng như các phương pháp chữa phồng đĩa đệm. Nếu thấy có triệu chứng bị đau thắt lưng, bạn hãy nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra và tìm ra căn nguyên trong thời gian sớm nhất nhé.

>>> Xem thêm: Bệnh viêm khớp và những điều cần biết

Vote :