Axit folic và tác dụng với sức khỏe con người

Axit folic và tác dụng với sức khỏe con người

Axit folic hay còn gọi là vitamin B9 có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Cùng tìm hiểu về loại vitamin nhóm B này qua bài viết dưới đây nhé!


Axit folic là gì?

vitamin b9

Axit folic hay còn được gọi là vitamin B9

Axit folic còn gọi là folat hay vitamin B9 nằm trong số 13 loại vitamin cần cung cấp cho cơ thể con người mỗi ngày. Các loại vitamin bao gồm 4 loại tan trong dầu là vitamin A, D, E, K và các loại tan trong nước là vitamin C và 8 vitamin nhóm B khác.

Axit folic có vai trò trong sản xuất tế bào máu, góp phần tạo ra hồng cầu bình thường, có ảnh hưởng đến sự tổng hợp DNA và RNA phục vụ các quá trình tạo mới và duy trì tế bào. Axit folic rất cần thiết trong nhân đôi ADN, hỗ trợ tránh đột biến ADN - một yếu tố gây ung thư. Axit folic cũng giúp ích trong việc tăng cường tế bào xây dựng lên cơ, hình thành huyết sắc tố.

Tác dụng của axit folic

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Thiếu axit folic

Thiếu axit folic sẽ làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu

Axit folic là công cụ quan trọng cải thiện hoạt động trái tim con người bằng cách loại bỏ homocysteine. Vì hàm lượng homocysteine cao trong máu có thể gây tổn thương lớp nội mạc động mạch và tạo ra nhiều cục máu đông hơn bình thường, làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.

Đây là một trong những nguyên nhân gây ra những cơn đau tim, đặc biệt là ở tuổi trẻ. Ngoài ra axit folic còn kiểm soát mức lắng đọng cholesterol trong tim, bảo vệ hệ thống tim mạch khỏi nhiều rối loạn.

Ngăn chặn đột quỵ

Homocysteine ngoài gây ra các cơn đau tim còn có thể dẫn đến đột quỵ do chết não. Ngoài ra với lượng homocysteine lớn trong cơ thể cũng sẽ khiến xương yếu đi nên làm tăng khả năng gãy xương. Axit folic kiểm soát homocysteine, làm giảm nỗi lo lắng đột quỵ.

Axit folic là một loại vitamin rất cần thiết cho sự sống. Tác dụng lớn nhất của axit folic là bổ máu. Những người mệt mỏi, thiếu máu, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần bắt buộc bổ sung axit folic.

Ngoài ra với khả năng giúp tái tạo tế bào, axit folic còn có tác dụng phục hồi sinh lực cho các cơ quan nội tạng sau mỗi tổn thương hoặc bị thiếu máu. Axit folic đã được đưa vào các thực phẩm chức năng dành cho người nhồi máu cơ tim và đau thắt ngực.

Tăng cường sự hình thành hồng cầu bình thường

Axit folic

Axit folic giúp cho quá trình sản xuất tế bào máu

Axit folic được coi là một coenzyme hoạt động hiệu quả liên kết với enzyme để tổng hợp DNA cho cơ thể. Thiếu axit folic làm chậm quá trình tổng hợp ADN và phân chia tế bào. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến những khu vực có sự tái tạo tế bào nhanh như tủy xương.

Thiếu hụt axit folic làm chậm tổng hợp ADN nhưng lại không ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp ARN và protein nên sẽ tạo ra nhiều tế bào hồng cầu lớn trong máu khiến cơ thể sự thiếu hồng cầu bình thường gây nên chứng bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu to.

Cần thiết cho phụ nữ trước và khi mang thai

Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ thiếu axit folic sẽ dẫn đến dễ bị thiếu sắt, thiếu máu hơn nam giới vì dự trữ sắt thấp do mất máu trong kỳ kinh nguyệt. Một số yếu tố dẫn đến nguy cơ thiếu axit folic, thiếu máu và thiếu sắt ở phụ nữ không mang thai có thể kể đến như: ra huyết nhiều và kéo dài trong thời kì kinh nguyệt, ăn uống kiêng khem vì sợ béo phì... với các biểu hiện như thường xuyên mệt mỏi, giảm các hoạt động thể lực, suy giảm trí nhớ...

Axit folic đặc biệt cần thiết cho phụ nữ mang thai. Khoảng thời gian trước khi thụ thai và ngay sau đó, phụ nữ cần bổ sung đủ axit folic cho cơ thể để giúp bào thai phát triển một cách khỏe mạnh.

Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi

ngăn ngừa dị tật thai nhi

 Để ngăn ngừa dị tật thai nhi, phụ nữ nên bổ sung axit folic trước khi mang thai

Các chuyên gia khuyến cáo tất cả phụ nữ mang thai hoặc có ý định mang thai phải bắt đầu bổ sung đủ axit folic trước thời điểm dự định có thai 3 tháng để tránh các biến cố bào thai hoặc dị tật bẩm sinh nguy hiểm như khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.

Khuyết tật ống thần kinh do thiếu axit folic có thể gây ra hở hộp sọ, hở xương sống hoặc thậm chí là vô não. Nhu cầu với loại vi chất này ở phụ nữ mang thai còn cao gấp 4 lần so với bình thường.

Giảm nguy cơ ung thư

Có nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra hàm lượng axit folic cao trong cơ thể giúp giảm một tỷ lệ mắc các bệnh ung thư trong cơ thể như ung thư ruột kết trực tràng, ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi…

Những thực phẩm giàu axit folic

Thực phẩm giàu axit folic

Thực phẩm giàu axit folic

Bông cải xanh, bắp cải, súp lơ là những thực phẩm giàu axit folic hàng đầu, rất dễ tìm thấy ở mọi nơi, dễ ăn, dễ tiêu hóa nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Ngoài ra còn những thực phẩm giàu axit folic khác là bí đao, nấm, đậu và các loại cây họ đậu, mùi tây, rau diếp, lòng đỏ trứng, dưa vàng, trái cây họ cam quýt, đậu lăng. Sữa bầu dành cho phụ nữ mang thai giúp bổ sung axit folic rất tốt và một số loại thực phẩm chức năng khác cũng có thể bổ sung loại vitamin này.

Những lưu ý khi bổ sung axit folic

Axit folic là một loại vitamin tan trong nước. Cơ thể có thể tự tổng hợp axit folic và lưu trữ trong gan. Tuy nhiên axit folic rất dễ bị thay đổi hiệu quả khi kết hợp với những loại thuốc khác nên có vài điều cần lưu ý khi bổ sung loại vitamin này.

Không uống với thuốc chống viêm

Thuốc chống viêm

Thuốc chống viêm làm mất đi nhiều tác dụng của axit folic

Một số loại thuốc chống viêm phổ biến như aspirin, sulphasalazi, naproxen, axit salicylic, piroxicam... làm thay đổi chuyển hóa của axit folic, làm mất đi tác dụng bổ máu và tác dụng tổng hợp DNA của axit folic. Vậy nên nếu như bạn đang sử dụng các loại thuốc chống viêm như trên thì không nên uống cùng axit folic. Nếu bắt buộc phải sử dụng thuốc chống viêm để điều trị khi bổ sung axit folic thì nên uống axit folic trước ít nhất 4 giờ rồi mới uống thuốc chống viêm.

Cẩn thận với thuốc dạ dày

Axit folic được hấp thu nhờ các loại axit có trong dạ dày nên nồng độ cao các loại axit này sẽ giúp axit folic dễ hòa tan và dễ hấp thu hơn.

Tuy nhiên khi điều trị các bệnh lý dạ dày chúng ta thường phải dùng thuốc chống tiết axit để chống lại tình trạng viêm loét bằng việc giảm nồng độ axit trong dạ dày. Đây là nguyên nhân vô tình khiến axit folic kém hấp thu hơn. Nếu phải dùng cả 2 loại thuốc thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc tăng lượng axit folic để bù lại phần thiếu hụt do giảm hấp thu mà thuốc dạ dày gây nên.

Nói không với rượu

Nói không với rượu

Nói không với rượu để duy trì hàm lượng axit folic trong cơ thể

Rượu làm giảm sự hấp thu axit folic trong ruột. Rượu phá hủy gan khi đi vào cơ thể, làm giảm lượng folic dự trữ trong gan và tác động trực tiếp lên axit folic làm giảm hoạt tính của loại vitamin này. Hầu hết những người nghiện rượu lâu năm đều thiếu axit folic.

Không dùng chung với thuốc hạ mỡ máu

Một loại thuốc hạ mỡ có tác dụng điều chỉnh cholesterol trong máu khá phổ biến đó là cholestyramin. Nhiều thử nghiệm y khoa cho thấy rằng thuốc này làm giảm khả năng hấp thu axit folic trong ruột.

Người dùng cholestyramin trên 1 tháng có dấu hiệu thiếu axit folic dù cho vẫn bổ sung axit folic qua thực phẩm. Để khắc phục bạn nên uống viên bổ sung axit folic trước ít nhất 2-3h rồi mới uống thuốc hạ mỡ máu và không nên dùng thuốc hạ mỡ máu kéo dài. Các đợt dùng thuốc nên cách nhau 2 tuần để có thời gian bổ sung axit folic bị thiếu hụt.

Trên đây là những điều cần biết về axit folic và tác dụng của loại vitamin này với cơ thể con người. Chúng ta hãy đảm bảo cung cấp đủ axit folic để cơ thể luôn luôn khỏe mạnh mỗi ngày nhé!

>>> Xem thêm: Tìm hiểu vai trò của chất khoáng đối với cơ thể

1 lượt
Vote :