Chuyên giá giải đáp bệnh cường giáp có thai được không

Chuyên giá giải đáp bệnh cường giáp có thai được không

Bệnh cường giáp có thai được không là vấn đề mà rất nhiều bà mẹ quan tâm. Người mẹ có bệnh tuyến giáp khi mang thai có thể ảnh hưởng tới thai nhi, bởi vậy nên cần kiểm soát tình trạng bệnh trước. Cùng Khỏe Là Hạnh Phúc tìm hiểu các vấn đề xung quanh cường giáp và sức khỏe sinh sản qua bài viết dưới đây nhé!


Bệnh cường giáp có thai được không

Bệnh cường giáp có thai được không? Tuyến giáp nằm ngay tại vị trí trước cổ tiết ra hoóc-môn có vai trò điều hòa sự trao đổi chất, thúc đẩy sự phát triển tại các tế bào, cơ quan trong cơ thể đặc biệt là sự phát triển của não bộ. Trong trường hợp hoóc-môn này tiết ra quá ít hoặc quá nhiều đều không có lợi cho cả mẹ và thai nhi.

Đặc biệt khi mắc bệnh cường giáp khi tuyến giáp hoạt động mạnh mẽ hình thành nên bướu giáp có tác động bất lợi đến sức khỏe người bệnh. Vậy nên khi bị bệnh tuyến giáp hay cụ thể là cường giáp thì nên tránh mang thai.

Bệnh cường giáp có thai được không

Bệnh cường giáp có thai được không?

Nguy cơ cho mẹ và thai nhi

Tuyến giáp ở thai nhi thông thường sẽ hình thành và hoạt động từ tuần thứ 10-12 của thai kỳ. Trong giai đoạn này, thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào hoóc-môn tuyến giáp của mẹ nên nếu nồng độ hoóc-môn thyroxin trong máu mẹ quá cao sẽ ngấm vào máu thai nhi dẫn đến tăng nhịp tim thai, thai nhỏ hơn so với tuổi thậm chí nguy hiểm hơn là sảy thai, sinh non, thai chết lưu. Ngoài ra còn có tỷ lệ rủi ro liên quan đến dị tật, dị dạng thai nhi.

Phụ nữ mang thai uống thuốc kháng giáp tổng hợp có thể gặp một số tác hại không mong muốn, có thể kể đến là gây suy giáp cho thai nhi. Hầu hết các loại thuốc kháng giáp đều có tính độc này trừ PTU ít qua nhau thai nên mức độ độc tính sẽ giảm hơn.

Bệnh cường giáp có thai được không

Ảnh hưởng của bệnh cường giáp tới thai kỳ

Biến chứng của bệnh cường giáp

  • Cơn cường giáp cấp

Phụ nữ mang thai có tiến triển bệnh nặnghoặc không được điều trị thì có thể gặp các cơn bão giáp (cường giáp cấp) với tỷ lệ tử vọng mẹ khá cao. Các cơn cường giáp có thể giảm trong 3 tháng cuối thai kỳ tuy nhiên lại có thể tăng sau sinh gây trở ngại cho việc nuôi con.

Biểu hiện bao gồm sụt cân nhanh, sốt cao, người vã mồ hôi, kích động, đôi lúc mệt lả, tim đập rất nhanh khoảng 180-200 lần mỗi phút, trụy tim mạch, loạn nhịp tim.

  • Biến chứng tim

Biến chứng tim thường gặp ở người bệnh cường giáp điều trị không đầy đủ hoặc điều trị muộn. Các biến chứng thường gặp là loạn nhịp tuần hoàn, rung nhĩ, rối loạn nhịp tim có thể gây ra các biến chứng như lấp mạch não, liệt nửa người. Bệnh nhân cường giáp cũng gặp phải nguy cơ suy tim toàn bộ.

Vì các nguy cơ này mà các bác sĩ thường khuyến cáo phụ nữ bị cường giáp đang điều trị không nên có thai khi bệnh đang tiến triển mà cần chữa khỏi bệnh trước, sau đó mới mang thai.

Bệnh cường giáp có thai được không

Cường giáp trong thời gian mang thai có thể gây ra biến chứng nguy hiểm

Cường giáp có gây vô sinh không?

Tuyến giáp sản sinh ra nhiều hoóc-môn thiết yếu cho cơ thể tăng trưởng và phát triển. Bởi vậy nên bệnh lý tuyến giáp ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người bệnh ngay trước, trong và sau khi mang thai. Dư thừa nồng độ hoóc-môn giáp gây ảnh hưởng đến cách sử dụng năng lượng của cơ thể, gây rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, tăng nguy cơ hiếm muộn, vô sinh. Theo khảo sát tỷ lệ bệnh chiếm khoảng 1,5 dân số với khoảng 2,3% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc cường giáp.

Bệnh cường giáp có thai được không

Bệnh cường giáp ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở phụ nữ

Tuy nhiên cơ hội làm mẹ của phụ nữ vẫn là rất cao nếu phát hiện và điều trị cường giáp đúng cách và kịp thời. Phụ nữ độ tuổi sinh sản điều trị xong ổn định cường giáp theo hướng dẫn của bác sĩ có thể có thai và sinh sản như bình thường. Không nên chưa điều trị khỏi cường giáp đã có thai vì có thể gặp phải nhiều nguy cơ như đã nói trên.

Phương thức điều trị khi có thai bị cường giáp

Trong trường hợp lỡ không biết mà có thai khi đang bị cường giáp thì không nhất thiết phải bỏ thai. Vì nếu như có lộ trình điều trị tốt thì đa phần con sinh ra vẫn bình thường. Người bệnh cần đến thăm khám thường xuyên và phối hợp điều trị, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Trường hợp cường giáp nhẹ

Với trường hợp bệnh cường giáp nhẹ có biểu hiện triệu chứng không rõ ràng, người bệnh không tự cảm nhận được sự khác biệt, xét nghiệm thấy nồng độ hoóc-môn thyroxin trong máu không quá cao thì thai phụ chỉ cần theo dõi sức khỏe chặt chẽ và không cần sử dụng đến thuốc.

Trường hợp cường giáp nặng

Phụ nữ mang thai uống thuốc tuyến giáp với trường hợp bệnh nặng cần lưu ý sử dụng đúng loại, đúng như chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh trường hợp thuốc ngấm qua máu thai làm thai nhi bị suy giáp. Thường bác sĩ sẽ chỉ định thuốc PTU có liều thấp nhất nhưng vẫn hiệu quả, ít qua nhau thai.

Phương pháp mổ bướu giáp có thể được cân nhắc trong trường hợp không điều trị nội khoa được. Tuy nhiên vì mổ liên quan đến gây mê nên đây là cách hạn chế vì không có lợi cho thai nhi.

Chữa bệnh cường giáp bằng bằng phương pháp sử dụng iod phóng xạ cũng không khả quan vì iod phóng xạ có khả năng vào thai, phá hủy tuyến giáp thai nhi gây suy giáp vĩnh viễn cho trẻ.

Trường hợp bất đắc dĩ phải bỏ thai

Trong trường hợp cần bỏ thai thì bác sĩ cũng sẽ khuyến cáo điều trị cường giáp đến khi tạm ổn mới bỏ thai. Vì bỏ thai đột ngột khi vẫn bị cường giáp thì có thể gây ra biến chứng cơn cường giáp cấp (bão giáp) nguy hiểm tới tính mạng.

Trên đây là giải đáp bệnh cường giáp có thai được khôngKhỏe Là Hạnh Phúc đã tổng hợp lại để chia sẻ tới bạn. Tóm lại trước khi lên kế hoạch có thai thì cần điều trị bệnh về tuyến giáp ổn định trước. Trường hợp lỡ có thai trước khi phát hiện bệnh thì cần theo dõi chặt chẽ và tuân theo chỉ định của bác sĩ.

>>> Xem thêm:

1 lượt
Vote :