Bệnh cường giáp có chữa khỏi được không
Bệnh cường giáp là gì
Bệnh cường giáp có chữa khỏi được không? Trước hết chúng ta cần hiểu bệnh cường giáp là gì? Bệnh cường giáp là không phải là bệnh cụ thể mà là hội chứng gây ra do tuyến giáp hoạt động quá mạnh, tăng tiết hoóc-môn tuyến giáp.
Tình trạng này dẫn đến các triệu chứng điển hình như tăng chuyển hóa quá mức, tim đập nhanh, sụt cân, mệt mỏi, giảm tập trung... Đây là bệnh không khó điều trị tuy nhiên cần phát hiện bệnh kịp thời để có hiệu quả điều trị cao.
Bệnh cường giáp có chữa khỏi được không?
Bệnh cường giáp có chữa khỏi được không
Phần lớn, bệnh cường giáp không được điều trị sẽ không thể tự khỏi được. Việc điều trị có mục tiêu chính là đưa người bệnh về trạng thái bình giáp và duy trì trong một khoảng thời gian đồng thời điều trị biến chứng nếu có. Các phương pháp điều trị cơ bản bao gồm:
- Điều trị nội khoa bằng thuốc
- Phẫu thuật tuyến giáp
- Điều trị bằng phóng xạ
Bệnh cường giáp có thể chữa khỏi được thông qua các phương pháp điều trị
Nếu tình trạng bình giáp duy trì liên tục trong khoảng thời gian điều trị bằng thuốc kháng giáp thì có thể ngừng hoàn toàn 18 - 24 tháng. Kết quả này thường đối với bệnh cường giáp có tuyến giáp ở kích thước bình thường hoặc bướu giáp lan tỏa độ 1.
Đối với bệnh cường giáp với bướu giáp nhân hoặc tuyến giáp độ 2, độ 3 thì sau khi điều trị nội khoa ổn định như tăng cân, hết hồi hộp, mạch hết nhanh, tim đập bình thường, hết run tay... thì nên phối hợp với phương pháp phẫu thuật để có kết quả tốt hơn.
Một số trường hợp chỉ định phẫu thuật như: Kết quả hạn chế khi uống thuốc, hay tái phát, bướu giáp to, phụ nữ mang thai tháng thứ 3-4, đang cho con bú hoặc không có điều kiện trị nội khoa. Bác sĩ sẽ cắt gần hết tuyến giáp chỉ để lại 2-3g mỗi thùy để tránh cắt trúng tuyến cận giáp.
Bệnh cường giáp điều trị bao lâu
Các phương pháp điều trị cường giáp thường tập trung vào điều trị các triệu chứng do tăng hoóc-môn tuyến giáp quá mức gây ra, thuốc kháng giáp, thuốc điều nhịp tim nhanh... Sau khoảng thời gian 1-2 năm điều trị, tỷ lệ khỏi bệnh cường giáp là khoảng 40-70%. Lúc này tuyến giáp không phát triển lớn hơn nữa nên không cần điều trị bằng thuốc kháng giáp. Các nghiên cứu cho thấy dùng kết hợp thuốc viên hoóc-môn tuyến giáp với chế độ ăn uống có tỷ lệ khỏi bệnh cao.
Khi bị cường giáp, cần đi khám và điều trị sớm để có kết quả tốt
Khi ngưng điều trị, bệnh vẫn có khả năng tái phát trong năm đầu tiên nên bệnh nhân cần tiếp tục đến khám bác sĩ đều đặn 3 tháng một lần. Nếu bệnh tái phát thì có thể tiếp tục dùng iod phóng xạ hoặc thuốc kháng giáp hoặc xem xét điều trị ngoại khoa. Người bệnh cần đi khám định kỳ tại các bệnh viện chuyên khoa nội tiết để được theo dõi, chỉ định và hướng dẫn điều trị.
Dấu hiệu của bệnh cường giáp
- Tim đập nhanh: Thường nhịp tim nhanh hơn 100 nhịp trong một phút, tim đập loạn nhịp khiến người bệnh luôn hồi hộp, bồn chồn, đôi khi đau tức ngực và thậm chí là khó thở.
- Giảm sút cân: Ngay cả khi thực hiện chế độ ăn uống bình thường, ngon miệng, ăn nhiều nhưng vẫn giảm cân.
- Khả năng vận động kém: Người mệt mỏi, yếu sức, có vấn đề với cơ bắp làm giảm khả năng vận động cũng như sức lao động.
- Stress, khó tập trung: Căng thẳng là biểu hiện thường thấy của bệnh cường giáp, bao gồm cả sự khó chịu, kích động không rõ nguyên nhân, dễ lo âu, ngủ không ngon giấc.
- Đau nhức khớp xương: Nhiều người bệnh cảm thấy đau nhức ở cơ bắp và xương khớp, run tay và các ngón tay. Ra nhiều mồ hôi hơn.
- Gặp vấn đề về đường ruột: Rối loạn tiêu hóa có thể bị tiêu chảy.
- Phì đại tuyến giáp: Có dấu hiệu bướu cổ, cổ bị to ra, đôi khi có tiếng thổi mạnh tại tuyến giáp.
- Nồng độ cholesterol bất thường, phụ nữ có thể gặp phải hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.
Đau nhức, run ngón tay là dấu hiệu mà nhiều người bị bệnh cường giáp mắc phải
Nguyên nhân bị cường giáp
Nguyên nhân phổ biến gây cường giáp là do bệnh Basedow, một loại bệnh tự miễn khiến tuyến giáp bị tấn công mà biểu hiện là cường giáp. Có khoảng 80-90% người bị cường giáp do mắc Basedow.
Một số nguyên nhân khác ít phổ biến hơn như u tuyến độc, bướu giáp thể đa nhân, viêm tuyến giáp cấp, có quá nhiều i-ốt trong khẩu phẩn ăn, sử dụng quá nhiều hoóc-môn tuyến giáp tổng hợp... Bệnh có thể di truyền nhưng không lây nhiễm.
Bệnh cường giáp không lây nhiễm từ người này sang người khác
Trên đây là giải đáp của Khỏe Là Hạnh Phúc về bệnh cường giáp có chữa khỏi được không và một vài vấn đề xung quanh bệnh giúp bạn hiểu biết kỹ càng hơn về cường giáp. Trong trường hợp gặp các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh cường giáp, bạn cần đến các cơ sở y tế, bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời.
>>> Xem thêm:
Cho hoi mình bi cường giáp đang uong thuốc vay mình có dùng thuoc tranh thai dc kh