Các biến chứng của bệnh Gout ai cũng phải biết

Các biến chứng của bệnh Gout ai cũng phải biết

Gout là căn bệnh liên quan tới xương khớp của con người, nếu bạn không hiểu rõ nguyên nhân cũng như những biến chứng của nó thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc điều trị


Gout là căn bệnh vô cùng phổ biến trong thời hiện đại ngày nay. Tuy nhiên với xu hướng ưa chuộng thức ăn nhanh khiến giới trẻ có xu hướng bị bệnh Gout nhiều hơn. Đây là điều đáng lo ngại nhất hiện nay. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt hàng ngày, thậm chí tạo ra những biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết này, Khỏe là hạnh phúc sẽ giới thiệu cho bạn những biến chứng nguy hiểm của bệnh Gout, hãy tham khảo nhé.

Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh Gout?

Nguyên nhân

Gout là triệu chứng của rối loạn chuyển hóa acid uric trong máu dẫn tới hàm lượng tiết ra nhiều hơn bình thường dẫn tới dư thừa. Nguyên nhân khác là do sự lọ thải bằng đường tiểu đang gặp vấn đề khiến hàm lượng acid uric trong máu tăng lên. Khi acid uric tích tụ lại sẽ tạo ra các khối trong suốt lắng đọng lại trong màng dịch khớp gây viêm, đau khớp. Đặc biệt là đối với những người đã từng có tiền sử bị bệnh béo phì, tiểu đường, huyết áp cao, trong nhà từng có người bị hoặc bệnh về thận. Ngoài các khớp, các tinh thể urat còn có thể lắng đọng tại các bộ phận khác như dưới da hoặc thận khiến người ta dễ bị bệnh sỏi thận hoặc hình thành các hạt tophi. Trong trường hợp bệnh nhân tiếp tục áp dụng chế độ ăn uống không hợp lý, sử dụng thêm chất kích thích, chất có cồn khiến các cơn đau Gout cấp tính tái phát nhiều hơn.

 

Gout là triệu chứng của rối loạn chuyển hóa acid uric trong máu

Gout là triệu chứng của rối loạn chuyển hóa acid uric trong máu

Biểu hiện

Thông thường, nam giới sẽ có xu hướng dễ bị bệnh Gout hơn nữ giới, tuy nhiên bước qua giai đoạn mãn kinh thì nữ giới lại có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn. Trong giai đoạn đầu, bệnh Gout chưa biểu hiện rõ rệt mặc dù hàm lượng acid uric tăng cao. Người bệnh chỉ có thể phát hiện khi đi khám định kỳ hoặc xét nghiệm máu thì mới có thể biết được bệnh.

Khi Gout đã tiến triển sang giai đoạn cấp tính tức là biểu hiện rõ ra bên ngoài như xuất hiện các cơn đau đột ngột tại các khớp ngón tay, chân, đầu gối. Phần lớn mọi người bị bệnh Gout đều bị tại ngón chân cái, cứ 100 người bị bệnh Gout thì có tới 65 người bị đau tại đấy. Những cơn đau buốt dữ dội khiến người bệnh đứng ngồi không yên, các triệu chứng này xuất hiện nhiều vào buổi đêm và kéo dài. Một thời gian sau bạn sẽ thấy các ngón tay, chân sưng đỏ, tấy, phù nề do viêm xung huyết kèm theo sốt nhẹ, rối loạn tiêu hóa, mắt nổi tia đỏ, hạn chế vận động. Nếu xuất hiện các cục tophi tại các khớp ngón tay, ngón chân thì bạn không nên chần chừ mà tới ngay bệnh viện để được khám ngay.

 

Nam giới có xu hướng dễ bị bệnh Gout hơn nữ giới

Nam giới có xu hướng dễ bị bệnh Gout hơn nữ giới

Các biến chứng của bệnh Gout

Tay chân biến dạng

Bệnh Gout không được chữa trị kịp thời sẽ khiến tay chân bị biến dạng, kết tủa acid uric tại các khớp xương gây viêm khớp sưng đỏ, nặng hơn là phá hủy xương khớp do khối tophi lớn dần lên. Đặc biệt với những người không có nhiều kiến thức trong việc chăm sóc sức khỏe, cứ thấy sưng đau các khớp là tự ý mua thuốc giảm đau về sử dụng mà không biết tường tận nguyên nhân. Mặc dù thời gian đầu Gout xuất hiện ít và có thể thuyên giảm khi sử dụng thuốc bóp, thuốc giảm đau nhưng không ai biết rằng đó lại là tiền đề để bệnh Gout mãn tính phát triển.

 

Tay chân biến dạng

Tay chân biến dạng

Nổi các cục tophi tại các khớp

Khi Gout chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ khiến các tinh thể urat tích tụ nhiều hơn, mắt thường có thể nhìn thấy đó là các cục tophi vừa mất thẩm mỹ, vừa khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển và hoạt động hàng ngày. Đặc biệt khi các hạt tophi bị vỡ hoặc loét ra còn là môi trường lý tưởng để các vi khuẩn gây bệnh có cơ hội được xâm nhập vào khớp gây bệnh viêm khớp, nhiễm khuẩn huyết ảnh hưởng lớn tới tính mạng.

Xuất hiện sỏi urat trong thận

Việc xuất hiện sỏi thận là kết quả khi sử dụng các loại thuốc hỗ trợ đào thải axit uric qua đường bài tiết bình thường. Khi hàm lượng acid uric đào thải ra ngoài quá nhiều qua đường tiết niệu dễ khiến hàm lượng này kết tủa và tạo thành sỏi urat và đọng lại trong thận. Đặc biệt, sỏi này còn không phản quang nên rất khó nhận biết, chỉ có thể tiến hành siêu âm hệ tiết niệu thì mới thấy. Nếu không phát hiện sớm mà bệnh nhân vẫn tiếp tục sử dụng các thực phẩm chức năng chữa bệnh Gout thì sẽ khiến thận bị nhiễm độc dẫn tới suy thận, sỏi thận. Tình trạng xuất hiện sỏi urat trong thận xuất hiện nhiều khi người bệnh sử dụng thuốc kháng viêm nhiều.

 

Xuất hiện sỏi urat trong thận

Xuất hiện sỏi urat trong thận

Viêm tĩnh mạch nông chi dưới

Biến chứng của bệnh Gout cũng khiến người bệnh xuất hiện hội chứng chuyển hóa đi kèm như rối loạn lipid máu, tiểu đường, béo phì, tăng huyết áp… ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và quá trình điều trị thêm phần gian nan, vất vả hơn.

Biến chứng do thành phần corticoid

Khi sử dụng Corticoid - một trong những nhóm thuốc quan trọng có tác dụng giảm đau, chống viêm của nhiều loại bệnh khác nhau. Tuy nhiên, nhóm thuốc này cũng mang tới không ít tác dụng phụ như loãng xương, xuất huyết tiêu hóa, đục thủy tinh thể, suy thận, tăng huyết áp. Đặc biệt, những người đang bị bệnh Gout và bệnh liên quan tới hệ bài tiết mà sử dụng thêm nhóm thuốc Corticoid còn dễ dẫn tới viêm loét dạ dày tá tràng, ảnh hưởng tới ruột non…

 

Biến chứng do thành phần corticoid

Biến chứng do thành phần corticoid

Người bị bệnh Gout nên tránh những loại thực phẩm nào?

Việc ăn uống không hợp lý cùng với thói quen sinh hoạt không lành mạnh dễ dẫn tới tình trạng bị bệnh Gout trở nên trầm trọng hơn. Theo thống kê, năm 2018 tỷ lệ người bị bệnh Gout tăng đáng kể so với những năm trước đây, đặc biệt căn bệnh này còn có xu hướng “trẻ hóa”. Do đó, để điều trị Gout hiệu quả thì người bệnh cần phải xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ kèm theo kiêng ăn các loại thực phẩm giàu chất đạm, giàu nhân purin… kết hợp với thói quen sinh hoạt lành mạnh, vận động thích hợp. Dưới đây là một vài loại thực phẩm mà người bị bệnh Gout nên tránh.

Thực phẩm chứa nhiều nhân purin

Các loại thực phẩm chứa nhiều nhân purin như tiết canh, lòng lợn, bao tử, cá hồi, trứng cá, cá trích, thịt dê, thịt bò… đều phải được hạn chế sử dụng làm nguyên liệu trong bữa ăn của người bị bệnh Gout. Cùng với đó là các loại rau thực phẩm xanh như măng tây hay các loại đậu cũng chứa nhân purin người bị bệnh Gout không nên sử dụng. Bởi lẽ, khi ăn uống quá mức cho phép các thực phẩm chứa nhiều nhân purin này sẽ khiến các cơn đau Gout quay trở lại nhanh chóng ảnh hưởng tới cuộc sống và tinh thần của người bệnh.

 

Thực phẩm chứa nhiều nhân purin

Thực phẩm chứa nhiều nhân purin

Các chất béo

Sử dụng đồ ăn nhanh, thực phẩm giàu chất béo như mỡ, da động vật, thịt nguội, mỳ tôm, xúc xích… khiến cơ thể bị thừa cân, béo phì. Đây là tác nhân khiến người bệnh khiến tình trạng bị Gout trở nên trầm trọng và tăng nặng hơn.

Thực phẩm giàu vitamin C

Mặc dù vitamin C rất tốt cho cơ thể, chúng góp phần tăng cường hệ miễn dịch, đẹp tóc, đẹp da, tuy nhiên đối với những bệnh nhân bị bệnh Gout thì đây lại là kẻ thù. Vitamin C khiến thành phần acid uric kết tủa nhiều hơn tại thận dẫn tới sỏi thận, suy thận. Đây là những biến chứng không mong muốn nhất mà người bị bệnh Gout luôn tránh.

 

Thực phẩm giàu vitamin C

Thực phẩm giàu vitamin C

Đồ uống có gas, có cồn

Mọi đồ uống có gas, có cồn như rượu bia, nước ngọt đều làm tăng tổng hợp acid uric trong máu khiến tình trạng bị Gout trở nên trầm trọng hơn. Khả năng đào thải acid uric ra ngoài của thận cũng bị hạn chế và suy yếu nếu sử dụng đồ uống có cồn, có gas thường xuyên. Thêm vào đó, trong thành phần của những đồ uống độc hại này còn có nguy cơ khiến chúng ta mắc bệnh béo phì, thừa cân làm gia tăng khả năng bị bệnh Gout ở những người bình thường.

Ngoài ra, người bị bệnh Gout cũng nên kiêng ăn các loại thực phẩm giàu đạm động vật như các loại thịt đỏ, hải sản, trứng, nội tạng… và áp dụng chế độ luyện tập thể thao điều độ.

Gout là căn bệnh phổ biến, tuy nhiên vẫn có cách điều trị nếu bạn biết cách sử dụng thực phẩm chức năng kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Với tất cả những thông tin mà chúng mình chia sẻ về biến chứng của bệnh Gout ở trên, hi vọng các bạn sẽ hiểu hơn về bệnh này cũng như xây dựng phương pháp điều trị phù hợp.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh Gout

1 lượt
Vote :