Sỏi thận - căn bệnh diễn biến âm thầm gây nguy hiểm tới sức khỏe

Sỏi thận - căn bệnh diễn biến âm thầm gây nguy hiểm tới sức khỏe

Lười uống nước và đi tiểu, bạn hãy 'xác định' nguy cơ cao mắc sỏi thận - căn bệnh gây những cơn đau âm ỉ và quặn đau khiến bạn có thể phải cấp cứu và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.


Bệnh sỏi thận khá đa dạng và diễn biến âm thầm gây nhiều nguy hiểm đối với bệnh nhân, từ những cơn đau âm ỉ cho đến những cơn đau quặn khiến bệnh nhân phải đi cấp cứu...Cùng tìm hiểu về bệnh sỏi thận là gì? Triệu chứng, nguyên nhân sỏi thận và bệnh sỏi thận nên ăn gì hay kiêng ăn gì để có những chú ý hợp lý nhất.

Tổng quan về bệnh sỏi thận

Hiện nay, bệnh sỏi thận khá phổ biến ở các nước nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, sỏi thận sẽ hình thành khi lượng nước tiểu giảm và nồng độ chất khoáng ở thận tăng lên trong thời gian dài. Sỏi dễ dàng hình thành ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiểu như tại niệu quản, bàng quang, thận và niệu đạo. 

Khi sỏi thận có kích thước nhỏ, bệnh nhân có thể đào thải ra ngoài khi đi tiểu bình thường. Tuy nhiên, khi viên sỏi có kích thước lớn có thể gây cọ xát, tổn thương, hoặc nặng hơn làm tắc đường dẫn nước tiểu trong quá trình di chuyển trong thận, bàng quang, niệu quản…

Nếu không điều trị sỏi thận kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả và biến chứng khôn lường tới sức khỏe.

Bệnh sỏi thận là bệnh khá phổ biến hiện nay

Bệnh sỏi thận là bệnh khá phổ biến hiện nay

Triệu chứng sỏi thận

Chỉ có khoảng 1/2 số bệnh nhân mắc sỏi thận biểu hiện những triệu chứng cơ năng, tuy nhiên, ngay cả khi người bệnh không có triệu chứng, sỏi thận có thể gây ra nhiều tình trạng như nghẽn, nhiễm trùng đường tiểu.

Khi sỏi xuất hiện ở niệu quản, nhiều triệu chứng cơ năng thường sẽ bắt đầu xuất hiện. Triệu chứng thường gặp nhất là cơn đau quặn thận, bệnh nhân thường bị cơn đau dữ dội di chuyển từ sườn đến bụng dưới và đến bìu. Nếu sỏi được lắng đọng ở bể thận thì bệnh nhân sẽ gặp tình trạng đau âm ỉ kéo dài. Những triệu chứng sỏi thận khác bao gồm:

- Đau lưng, cơ quan sinh dục, đùi

- Đi tiểu ra máu

- Rối loạn tiểu tiện

- Buồn nôn

- Ớn lạnh

- Sốt

- Thường xuyên bị những cơn đau quặn thận

- Đổ mồ hôi

- Đi tiểu gấp

Sỏi thận gây nhiều cơn đau cho người bệnh

Bệnh nhân bị sỏi thận thường gặp những cơn đau quặn thận

Nguyên nhân sỏi thận

Bệnh sỏi thận dễ hình thành do các thói quen sinh hoạt không hợp lý. Dưới đây là 6 nguyên nhân gây hình thành bệnh sỏi thận:

- Sử dụng thuốc uống tùy tiện

Theo thống kê của các chuyên gia, việc tự kê đơn, lạm dụng thuốc không theo sự hướng dẫn của bác sĩ là một nguyên nhân dẫn tới bệnh sỏi thận. Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, một số loại thuốc được nhắc tới cần cẩn trọng trong việc sử dụng là: Penicillin,Cephalosporin...

Không nên sử dụng thuốc bừa bãi

Uống thuốc bừa bãi là một nguyên nhân gây sỏi thận

- Có chế độ ăn uống không khoa học

Thói quen ăn uống nhiều dầu mỡ hay ăn mặn khiến thận suy yếu khi phải lọc chất khoáng nhiều hơn dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.

- Uống ít nước

Hằng ngày, nếu chúng ta đưa nước vào cơ thể quá ít sẽ không đủ lượng nước cho quá trình thận lọc và đào thải ra ngoài, nước tiểu sẽ trở nên đậm đặc hơn và chất khoáng sẽ dễ lắng đọng gây ra bệnh sỏi thận.

Uống ít nước là một yếu tố nguy cơ của sỏi thận

Uống ít nước tăng nguy cơ gây sỏi thận

- Mất ngủ kéo dài

Trong khi cơ thể chìm vào giấc ngủ, mô thận sẽ có khả năng tự tái tạo tổn thương giúp chức năng thận được cải thiện. Vì thế, nếu bạn bị mất ngủ kéo dài, chức năng thận suy yếu và nguy cơ dẫn tới sỏi thận tăng.

- Thói quen nhịn ăn sáng

Nhịn ăn sáng thường xuyên khiến tích tụ dịch mật trong túi mật và đường ruột, lâu ngày hình thành sỏi thận.

- Nhịn tiểu

Thói quen nhịn tiểu thường xuyên sẽ khiến chất khoáng trong cơ thể khó đào thải và bị lắng đọng, tích tụ lâu ngày sẽ hình thành sỏi thận.

Nhịn tiểu gây sỏi thận

Nhịn tiểu kéo dài gây tích tụ sỏi thận

Điều trị bệnh sỏi thận như thế nào?

Tùy thuộc vào kích thước, số lượng, vị trí của sỏi thận hay tình trạng bệnh lý có nhiễm trùng hay không để điều trị bệnh sỏi thận hợp lý.

Hầu hết, chúng ta có thể tự đào thải những viên sỏi thận nhỏ mà không cần điều trị tại bệnh viện. Cách đơn giản để đào thải những viên sỏi thận nhỏ là uống nhiều nước, tuy nhiên nếu bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm trùng nên đến bác sĩ để được chỉ dẫn kê toa thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau.

Khi viên sỏi thận không thể tự đào thải ra ngoài bằng đường tiểu, người bệnh phải đến bệnh viện để tiến hành chữa trị phù hợp:

- Soi niệu quản

 Phương pháp này sử dụng công cụ mỏng dài có kính quan sát để đưa vào niệu đạo và bàng quang để phát hiện sỏi. Sau khi tìm thấy vị trí sỏi thận, bác sĩ chuyên môn sẽ thực hiện gắp loại bỏ hoặc dùng tia laser phá nhỏ sỏi.

- Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung (Extracorporeal Shock Wave Lithotripsy - ESWL)

Phương pháp này dùng sóng xung kích để tán viên sỏi thành viên nhỏ hơn để cơ thể có thể đào thải ra ngoài.

- Phẫu thuật lấy sỏi thận qua da

Nếu viên sỏi thận quá lớn hoặc không nằm tại vị trí thuận lợi để sử dụng sóng xung kích (phương pháp ESWL), bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân tiến hành phẫu thuật để gắp bỏ sỏi thận ra khỏi cơ thể.

Điều trị sỏi thận

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bệnh nhân sẽ được điều trị sỏi thận thích hợp

Chế độ sinh hoạt của người sỏi thận

Đối với những người bị sỏi thận, cần chú ý những điều sau đây để ngăn ngừa bệnh sỏi thận nặng hơn:

- Dùng thuốc theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ

- Tuân thủ lời khuyên về chế độ ăn uống

- Uống ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày

- Nếu cảm thấy triệu chứng nặng hơn hãy gọi cho bác sĩ để được điều trị kỹ hơn

Chế độ ăn uống cho người sỏi thận

Người bệnh sỏi thận nên ăn gì?

“Người bệnh sỏi thận nên ăn gì?” là mối băn khoăn của hầu hết bệnh nhân, dưới đây là một vài lời khuyên về chế độ ăn uống mà bệnh nhân có thể thực hiện:

- Uống nước cam, chanh: Bên cạnh việc uống nhiều nước lọc, việc uống nước cam, chanh giúp ngăn ngừa tạo mầm sỏi và hòa tan cặn lắng trong đường tiết niệu, do nước cam, chanh chứa bổ sung nhiều chất citrate (chất chống kết tinh sỏi) tự nhiên tốt cho người bệnh.

- Bổ sung đủ lượng canxi từ thực phẩm: Mặc dù 80% sỏi tiết niệu thành phần là canxi nhưng bệnh nhân không cần thiết phải kiêng kị hấp thu chất khoáng này, sự thiếu hụt canxi cũng là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ tạo sỏi. Lượng canxi khuyến nghị bổ sung hàng ngày đối với người trưởng thành là khoảng 800mg- 1200mg/ngày và bệnh nhân nên bổ sung vitamin D để tăng cường hấp thụ canxi. Các thực phẩm giàu canxi được kể đến là: hải sản, trứng, cá, phô mai, sữa...

- Tăng cường ăn rau xanh và trái cây: Trái cây và rau xanh là nguồn cung cấp khoáng chất, vitamin và chất xơ dồi dào đặc biệt tốt cho cơ thể. Một số loại trái cây rau củ được cho là tốt cho người bệnh sỏi tiết niệu là: dưa hấu, kiwi, táo, dứa, lê, rau cải, bầu, bí...

chế độ ăn uống nhiều rau xanh tốt cho bệnh nhân sỏi thận

Ăn nhiều rau xanh và hoa quả được cho là tốt cho bệnh nhân sỏi thận

Bệnh nhân sỏi thận kiêng gì tốt nhất?

Một số thực phẩm và thói quen ăn uống có thể “vô tình” khiến bệnh sỏi thận trở nên trầm trọng hơn, bệnh nhân nên lưu ý những điều dưới đây:

- Thực phẩm chứa nhiều oxalat: Các thực phẩm chứa nhiều oxalat như soda, dâu tây, sô-cô-la, củ cải đường, khoai tây, rau bina...nếu không được kết hợp sử dụng cùng các thực phẩm giàu canxi trong cùng một bữa ăn sẽ dễ gây đến tình trạng sỏi thận, sỏi tiết niệu.

- Kiêng ăn mặn: Muối ăn chứa nhiều khoáng chất natri có thể gây tích lũy sỏi nếu tiêu thụ quá mức. Lượng natri khuyến nghị ăn mỗi ngày của người bình thường là không quá 2300mg, đối với bệnh nhân sỏi thận thì cần giảm xuống dưới 1500mg/ngày. Bệnh nhân cần chú ý trong nấu nướng hay chú ý xem lượng muối trên nhãn thực phẩm để không tiêu thụ quá lượng natri quy định.

- Hạn chế hấp thu protein động vật: Thịt đỏ, nội tạng động vật và động vật có vỏ như ngao, sò, hàu chứa nhiều purin làm tăng chuyển hóa và bài tiết axit uric khiến tăng nguy cơ tạo sỏi axit uric. Bên cạnh đó, hấp thu nhiều protein động vật làm giảm nồng độ citrate, tăng nguy cơ lắng đọng sỏi . Mỗi ngày bệnh nhân chỉ nên ăn tối đa 150g thịt hàng ngày.

- Hạn chế thực phẩm nhiều đường: Lượng lớn đường fructose và sucrose có thể gây ảnh hưởng đến chức năng lọc của thận, suy yếu thận và tăng nguy cơ mắc sỏi thận. Bệnh nhân nên kiểm soát lượng đường tốt hơn, hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường, bánh kẹo, hoa quả sấy…

- Hạn chế chất kích thích như cà phê, rượu, bia, trà đặc… Uống nhiều các loại thực phẩm trên sẽ làm tăng nguy cơ mất nước và là nguyên nhân dẫn đến sỏi thận.

- Tránh dùng quá liều vitamin C: Theo một số nghiên cứu khoa học, nam giới nếu sử dụng liều cao vitamin C trong thời gian dài có thể tăng nguy cơ mắc sỏi thận do vitamin C có thể chuyển hóa thành oxalat. Lượng vitamin C khuyến nghị hàng ngày là 50 - 100g và khuyến khích bổ sung từ các thực phẩm và trái cây. Nếu cần bổ sung vitamin C từ viên uống thì bệnh nhân nên nhờ tư vấn của bác sĩ.

Bệnh nhân sỏi thận nên kiêng một số thực phẩm

Bệnh nhân sỏi thận nên kiêng một số thực phẩm có thể gây tình trạng tích tụ sỏi diễn biến nặng hơn

Phòng ngừa sỏi thận

Sỏi thận diễn biến âm thầm và có thể gây nhiều biến chứng khôn lường như viêm bể thận cấp, viêm bể thận mãn tính, ứ mủ bể thận, suy thận cấp, suy thận mãn tính và nặng hơn là vỡ thận. Vì thế mọi người nên có những phòng ngừa nhất định để tránh tình trạng này xảy ra:

- Uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày

- Sử dụng caffeine 1 cách khoa học

- Hạn chế các loại nước uống tăng nguy cơ hình thành sỏi thận như: nước ngọt, soda, trà đá…

- Ăn nhạt, cắt giảm lượng muối hấp thu hàng ngày

- Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý

- Nước chanh là sự lựa chọn tốt giúp mọi người phòng ngừa sỏi axit uric cũng như oxalat canxi.

Ngăn ngừa sỏi thận là cách bảo vệ thận khỏi suy thận

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh để bảo vệ thận của bạn

Sỏi thận là bệnh đường tiết niệu khá phổ biến, có thể gây những cơn đau quặn thận kéo dài và nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Mọi người nên có kiến thức nhất định về căn bệnh này để có những phòng ngừa cần thiết giúp sống khỏe mạnh.

>> Bài viết hữu ích có thể bạn quan tâm: 

- Xu hướng "trẻ hóa" của người mắc bệnh đột quỵ - Nguyên nhân và cách sơ cứu kịp thời

- Tất tần tật về "bệnh trĩ": Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

 

1 lượt
Vote :