"Tất tần tật" về thoái hóa khớp mà bạn cần biết

"Tất tần tật" về thoái hóa khớp mà bạn cần biết

Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương ở sụn khớp và đĩa đệm kèm theo một số phản ứng viêm, giảm dịch nhầy bôi trơn ở khớp, thường gặp ở người trung niên và cao tuổi.


Người cao tuổi thường mắc các bệnh liên quan đến xương khớp, trong đó có thoái hóa khớp là phổ biến nhất. Đây cũng là một bệnh liên quan chặt chẽ đến tuổi, thoái hóa nặng khi tuổi càng cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là bệnh tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn kèm các phản ứng viêm và giảm dịch nhầy của khớp. Đây là một bệnh mãn tính và chủ yếu xảy ra ở những người trung niên và cao tuổi.

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp thường xảy ra ở người trung niên và cao tuổi

Sụn khớp thoái hóa theo thời gian, sần sùi và mỏng đi gây ra những cơn đau nhức, khớp không thể vận hành được bình thường. Phần xương dưới sụn bị xơ hóa, thay đổi hình dạng do mật độ khoáng giảm sút, độ bền chắc cũng không còn như trước, xuất hiện nhiều vết nứt nhỏ.

Trường hợp nặng khiến sụn mỏng đến mức không thể che phủ hết đầu xương. Khi vận động làm xương dưới sụn cọ xát, bào mòn khiến người bệnh phải chịu những cơn đau đớn hành hạ.

Triệu chứng thoái hóa khớp

Đau nhức xương khớp

Đau nhức là triệu chứng dễ thấy nhất của thoái hóa khớp, có thể kèm theo cảm giác cứng khớp. Cơn đau âm ỉ và nặng hơn vào mỗi buổi tối hoặc khi vận động khớp, khi thời tiết thay đổi, nhất là khi độ ẩm không khí cao và áp suất không khí giảm.

Thóa khớp càng nặng thì người bệnh sẽ càng cảm nhận các cơn đau khớp dai dẳng hơn. Khớp có thể sưng to, các cơ xung quanh khớp mỏng, yếu gây ra tình trạng khó vận động.

Đau nhức

Đau nhức do thoái hóa khớp

Cứng khớp

Khớp cứng phần lớn chỉ xuất hiện buổi sáng sớm khi người bệnh mới thức dậy với thời gian co cứng khoảng 30 phút. Khớp cứng lại sau khi nghỉ ngơi và dần phục hồi lại như bình thường sau vài phút vận động.

Có tiếng kêu khi co duỗi, di chuyển

Khi cử động khớp quá nhiều như leo cầu thang, đi bộ liên tục... hoặc khi khớp không hoạt động trong thời gian dài như đi ngủ vào ban đêm hoặc nghỉ ngơi một chỗ quá lâu thì khi vận động, co duỗi sẽ phát ra tiếng kêu rắc rắc, lạo xạo. Điều này cũng giải đáp thắc mắc về việc khớp gối kêu lạo xạo có nguy hiểm không? Thực chất đây chính là một triệu chứng của thoái hóa khớp gối.

tiếng lạo xạo khi cử động khớp

Người thoái hóa khớp thường nghe tiếng lạo xạo khi cử động khớp

Hạn chế vận động

Động tác của khớp bị thoái hóa hạn chế ở nhiều mức độ khác nhau do các cơn đau, gây khó khăn cho sự vận động của cơ thể.  Ví dụ như người thoái hóa khớp gối hay khớp háng thì đi lại sẽ khó khăn, khập khiễng, người thoái hóa khớp ở cổ tay thì cầm đồ vật không chắc chắn, không thực hiện được công việc theo ý muốn.

Nguyên nhân thoái hóa khớp

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thoái hóa xương khớp, cụ thể:

  • Yếu tố tuổi tác

Quy luật tự nhiên khiến chúng ta lão hóa dần theo thời gian, thoái hóa khớp được xem là điều khó tránh khỏi. Tuổi tác càng cao thì khả năng  và tình trạng hư hỏng sụn khớp càng tăng.

xương khớp thoái hóa

Tuổi cao khiến xương khớp thoái hóa

  • Chấn thương

Chơi thể thao, các tai nạn xảy ra khi lao động, khi tham gia giao thông... gây ra những tổn thương ở sụn khớp. Nếu như việc  chăm sóc và điều trị không dứt điểm cộng thêm tuổi cao khó bình phục thì sẽ tạo điều kiện để khớp thoái hóa nhanh hơn.

  • Tính chất công việc

Công việc cần mang vác nặng hoặc hoạt động khớp cổ tay thường xuyên, lớp sụn cọ xát nhiều dẫn đến bào mòn, hư hỏng. Ngồi bất động một chỗ quá lâu cũng không tốt cho xương khớp vì khi đứng lên làm khớp, mô cơ bị chèn ép, máu và các chất dinh dưỡng không cung cấp đủ nên dễ tổn thương hơn.

công việc cần bê vác nặng

Những công việc cần bê vác nặng dễ bị thoái hóa khớp hơn bình thường

  • Tư thế sinh hoạt sai

Thường xuyên nằm sai tư thế, bé tay, gập người, ngồi xổm, ngồi vắt chéo... đều là những thói quen sinh hoạt không tốt có khả năng làm tăng nguy cơ thoái hóa.

  • Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể nuôi dưỡng xương khớp như canxi, glucosamine và chondroitin khiến mật độ xương dễ giảm, sụn dễ mòn và thoái hóa hơn.

Chế độ dinh dưỡng k hợp lý gây thừa cân béo phì cũng gây áp lực lớn cho khớp, đặc biệt là cột sống và khớp gối khiến khớp, dây chằng bị tổn thương.

Bổ sung dinh dưỡng hợp lý

Bổ sung dinh dưỡng hợp lý để xương khớp chắc khỏe

  • Bệnh lý

Các bệnh lý liên quan đến xương khớp như loãng xương, viêm khớp dạng thấp, lao khớp, tiểu đường... cũng là nguyên nhân gây thoái hóa khớp.

Vị trí khớp thường bị thoái hóa

Thực tế tất cả các khớp đều có thể bị thoái hóa tuy nhiên tình trạng này thường gặp phổ biến ở các vị trí dưới đây.

Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối hay gai khớp gối xảy ra rất phổ biến vì đây là khớp luôn phải gánh trọng lực lớn của toàn bộ cơ thể, để cơ thể có thể đứng vững, xoay và di chuyển được.

Người thoái hóa khớp gối thường đau ở trước và bên cạnh đầu gối. Khớp yếu khiến đầu gối dễ khuỵu xuống không kiểm soát được khi phải gánh nhiều sức nặng. Người thoái hóa khớp gối ngồi xổm hay đứng dậy đều rất khó khăn, tê chân, biến dạng nhẹ ở khớp gối.

Thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên.

Người bệnh có cảm giác đau sâu ở vị trí bên trong phía trước háng, hoặc đau bên cạnh phía trước đùi, sau mông và đầu gối.

Các vị trí thường bị thoái hóa khớp

Các vị trí thường bị thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp vai

Thoái hóa khớp vai ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt vì khớp vai có liên hệ chặt chẽ với dây thần kinh cổ và lưng trên, đảm nhiệm chức năng xoay chuyển và hoạt động cánh tay.

Người bệnh có cảm giác đau mỏi khó chịu, cứng khớp, khớp vai sưng đau âm ỉ dữ dội, gặp khó khăn khi vận động bình thưởng như cúi người, với tay, xoay người...

Thoái hóa khớp cổ chân

Thoái hóa khớp cổ chân sẽ gây những cơn đau ở mắt cá chân của người bệnh. Khi thoái hóa chuyển biến xấu, người bệnh hạn chế chuyển động, đi lại khập khiễng, không thể tự đi lại mà cần sự hỗ trợ từ người thân, gậy hoặc xe lăn.

Thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay

Bệnh tác động mạnh lên vùng gốc ngón cái và các khớp ngón tay. Khớp sưung đau từ khi bệnh mới bắt đầu, sau đó có thể hình thành các nốt cứng, gồ ghề và cong nhẹ.

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở mọi vị trí trên cơ thể

Thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống rất thường gặp, có thể ảnh hưởng đến thần kinh tọa làm người bệnh có cảm giác đau dữ dội từ lưng đến mặt trong đùi và chân.

Giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ thấy đau nhiều lúc mới ngủ dậy và thường đau trong 30 phút. Sau đó cơn đau sẽ giảm dần, người bệnh vẫn có thể sinh hoạt bình thường nhưng luôn có cảm giác đau âm ỉ cả ngày. Cơn đau tăng khi hoạt động hoặc làm việc nhiều.

Thoái hóa đa khớp

Thoái hóa đa khớp hay viêm xương khớp là tình trạng nhiều khớp trên cơ thể bị lão hóa, khiến phần đệm khớp bị mài mòn, khô ráp gây đau đớn, Thoái hóa đa khớp là khi có trên 5 khớp trên cơ thể bị thoái hóa, các khớp phổ biến là khớp gối, khớp vai, khớp cột sống, khớp háng...

Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Đi bộ là bộ môn rất tốt cho sức khỏe cơ thể, đặc biệt là sức khỏe xương khớp. Đi bộ thường xuyên nâng cao sự linh hoạt, dẻo dai, mang đến những thay đổi tích cực trong việc hỗ trợ cải thiện thoái hóa khớp gối, nhất là với người già. Khi đi bộ cần chú ý tập vừa phải, khoa học để có lợi cho sức khỏe mà không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. Đi bộ với phong thái nhẹ nhàng, chậm rãi, đặt hơi thở và ý nghĩ cùng sự chuyển động chân và tay.

Người lớn tuổi

Người lớn tuổi nên thường xuyên đi bộ

Đối với thoái hóa khớp gối giai đoạn nặng thì người bệnh nên hạn chế đi lại, tránh các động tác mạnh. Vì khớp gối sẽ hư hỏng nặng hơn khi người bệnh đi lại nhiều do lớp sụn không còn khả năng đàn hồi, có thể tạo sang chấn tại hai đầu xương gây viêm khớp.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng về thoái hóa khớp mà Khỏe Là Hạnh Phúc muốn cung cấp tới các bạn. Mặc dù thoái hóa khớp là bệnh diễn ra theo quy luật tự nhiên nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa, làm chậm quá trình này bằng cách bổ sung dinh dưỡng hợp lý hàng ngày và có một chế độ sinh hoạt khoa học. Mong rằng bài viết này đã giúp ích được bạn.

>>> Xem thêm: Top 15 sản phẩm bổ xương khớp tốt nhất

1 lượt
Vote :